TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Quy trình thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
A
Luật sư trả lời:
  • Bước 1: Nộp và tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, đóng các lệ phí nộp đơn
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Thẩm định tính hợp lệ của hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Bước 3: Công bố đơn. Công bố về các thông tin như: mẫu nhãn hiệu, chủ đơn đăng ký, hàng hóa/ dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đó, ngày nộp đơn đăng ký,.. trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn. Là đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu theo các điều kiện bảo hộ được luật định và xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Nhãn hiệu được hoàn tất thẩm định nội dung và đủ điều kiện bảo họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Q
Quy trình, thủ tục để chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu?
A
Luật sư trả lời:
  • Bước 1: Nộp bộ hồ sơ đầy đủ tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục SHTT trên cả nước.
  • Bước 2: Cục SHTT xem xét và tiến hành chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu của người nộp đơn.
  • Bước 3: Cục SHTT ra thông báo kết quả ghi nhận việc chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu.
Q
Quy trình, thủ tục để đăng ký bản quyền bài hát?
A
Luật sư trả lời: Căn cứ Nghị định 22/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền bài hát được quy định như sau:
  • Bước 1: Nộp hồ sơ. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện.
  • Bước 2: Giải quyết hồ sơ
  • Bước 3: Nhận kết quả
  • Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Phí đăng ký quyền tác giả: Tuỳ theo hình thức tác phẩm có mức phí dao động từ 100.000đ - 600.000đ.
Q
Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp không?
A
Luật sư trả lời: Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng mà không cần thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi thực hiện quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình bằng cách cung cấp chứng cứ khẳng định sự nổi tiếng của nhãn hiệu với cơ quan nhà nước liên quan.  
Q
Những hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
A
Luật sư trả lời: Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng..
Q
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu thể hiện như thế nào?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu bị loại trừ, không được sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ (Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật SHTT 2019). [/column]
Q
Khi tạo nhãn hiệu mới, cần chú ý những điều gì?
A
Luật sư trả lời: Có nhiều điều cần lưu ý, nhưng quan trọng nhất là:
  • Nhãn hiệu đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ.
  • Nhãn hiệu phải dễ nhớ, hấp dẫn, gây sự chú ý để dễ in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, phục vụ cho công việc kinh doanh và quảng bá sản phẩm;
  • Nhãn hiệu cần có tính phân biệt mạnh, để không gây tranh cãi, nhầm lẫn, hoặc hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ.
Q
Muốn thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì có phải thông báo với cục SHTT không?
A
Luật sư trả lời: Khi có những thay đổi liên quan đến tên, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu (chỉ áp dụng thu hẹp), chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải có đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin. Trường hợp Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung.  
Q
Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm (mười năm) kể từ ngày nộp đơn. Khi thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hết thì chủ sở hữu có thể làm thủ tục gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.  
Q
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhãn hiệu có bị chấm dứt hiệu lực không?
A
Luật sư trả lời: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây: a) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không gia hạn hiệu lực theo quy định; b) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu; c) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm (05) năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Trang 86 trong 110 1 84 85 86 87 88 110

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886