Giới thiệu dịch vụ
Với nhiều chính sách “mở cửa” hội nhập như hiện nay, Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thủ tục thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài lại không hề đơn giản, liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những dịch vụ về thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài:
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 100% vốn điều lệ công ty.
Hồ sơ thành lập:
-
- Nếu nhà đầu tư là cá nhân:
- Hộ chiếu của nhà đầu tư;
- Sao kê số dư tài khoản ngân hàng của cá nhân (Số dư tài khoản ngân hàng ít nhất phải bằng số vốn góp);
- Thỏa thuận thuê địa điểm hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
- Nếu nhà đầu tư là cá nhân:
-
- Nếu nhà đầu tư là tổ chức:
- CMND/ CCCD/ Hộ chiếu của người đại diện phần vốn của tổ chức và đại diện pháp luật công ty sẽ mở;
- Giấy phép công ty + Điều lệ công ty;
- Báo cáo tài chính có kiểm toán trong 02 năm gần nhất hoặc Sao kê tài khoản ngân hàng;
- Thỏa thuận thuê địa điểm hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
- Nếu nhà đầu tư là tổ chức:
Lưu ý:
-
-
- Nếu địa điểm nằm trong KCN phải có giấy xác nhận được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề muốn đăng ký của BQL khu công nghiệp đó + hợp đồng thuê kho xưởng.
- Các tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có chứng thực trước khi được sử dụng tại Việt Nam.
-
Thành lập công ty liên doanh:
Công ty liên doanh là công ty được thành lập dựa trên sự hợp tác giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thông qua hợp đồng liên doanh.
Hồ sơ thành lập công ty liên doanh:
-
- Nếu nhà đầu tư là cá nhân:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của nhà đầu tư;
- Sao kê số dư tài khoản ngân hàng của cá nhân (chú ý: số dư tài khoản ngân hàng phải ít nhất bằng số vốn góp);
- Thỏa thuận thuê hoặc hợp đồng thuê địa điểm. (Lưu ý: Nếu địa điểm nằm trong KCN phải có giấy xác nhận được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề muốn đăng ký của BQL khu công nghiệp đó + hợp đồng thuê kho xưởng).
- Nếu nhà đầu tư là tổ chức
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện phần vốn của tổ chức & người đại diện pháp luật của công ty sẽ mở;
- Giấy phép công ty + Điều lệ công ty;
- Báo cáo tài chính có kiểm toán trong 02 năm gần nhất (chú ý: báo cáo tài chính phải có lợi nhuận). HOẶC Sao kê tài khoản ngân hàng (chú ý: số dư tài khoản ngân hàng phải ít nhất bằng số vốn góp);
- Thỏa thuận thuê hoặc hợp đồng thuê địa điểm. (Lưu ý: Nếu địa điểm nằm trong KCN phải có giấy xác nhận được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề muốn đăng ký của BQL khu công nghiệp đó + hợp đồng thuê kho xưởng).
- Nếu nhà đầu tư là cá nhân:
Chú ý:
Các tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có chứng thực trước khi được sử dụng tại Việt Nam.
Tại sao thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài cần thuê công ty Luật uy tín?
- Pháp luật không có may rủi, làm sai thì bị phạt, làm đúng thì được hỗ trợ và bảo vệ;
- Đăng ký kinh doanh ban đầu vô cùng quan trọng, nó định hướng đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau này;
- Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài có nhiều thủ tục phức tạp đòi hỏi Doanh nghiệp mới cần chủ động thực với nhiều cơ quan khác nhau;
- Tốn nhiều thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp và đôi khi đánh mất cơ hội kinh doanh của mình chỉ vì những lý do không đáng có;
- Một công ty Luật uy tín vừa là cánh tay phải giải quyết thủ tục pháp lý ban đầu vừa là chỗ dựa vững chắc cho các phát sinh trong quá trình hoạt động sau này.
Tại sao lại chọn Luật NTV
KINH NGHIỆM
11 Năm hoạt động với hơn 11.000 khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và đồng hành.
TRỌN GÓI
Chúng tôi cung cấp tất cả những gì doanh nghiệp cần phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
HỖ TRỢ TRỌN ĐỜI
Cung cấp đầy đủ dịch vụ cũng như hỗ trợ giải đáp miễn phí cho Doanh nghiệp trọn đời.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Quy trình khoa học và luôn được cải tiến để hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng.
GIÁ DỊCH VỤ
Hợp lý và luôn có chính sách ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
NHÂN SỰ
100% nhân sự làm đúng chuyên môn, được đào tạo bài bản và thường xuyên.
Quy trình dịch vụ thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài
Bước 1
Tiếp nhận yêu cầu
Bước 2
Tư vấn và giải đáp thắc mắc
Bước 3
Báo giá và nội dung chuẩn bị
Bước 4
Thực hiện cung cấp dịch vụ
Bước 5
Hoàn thành dịch vụ
Giấy tờ, thời gian và các vấn đề khác
- Thời gian: Trong vòng 30-50 ngày làm việc (tùy từng dự án đầu tư cụ thể).
- Doanh nghiệp hoạt động những ngành có điều kiện riêng, Luật sư sẽ thông báo thêm.
-
1. Dự án đầu tư ở nhiều tỉnh khác nhau thì phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở đâu?
Luật sư trả lời:
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Đầu tư 2020 thì đối với những dự án đầu tư thực hiện tại 2 tỉnh trở lên thì Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
-
2. Kinh doanh ngành nghề bị cấm đầu tư bị xử lý như thế nào?
Luật sư trả lời:
Theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nếu nhà đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu VNĐ đến 40 triệu VNĐ. Nếu thoả mãn cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì sẽ bị truy tố hình sự theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động trái pháp luật.
-
3. Ngành nghề kinh doanh mà công ty vốn nước ngoài được phép hoạt động?
Luật sư trả lời:
Các công ty vốn nước ngoài được phép hoạt động hầu hết ngành nghề không cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề mà Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường hoặc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh như dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị; dịch vụ cho thuê lại lao động …, cơ quan cấp phép sẽ hỏi ý kiến của các Bộ ngành có liên quan để xin ý kiến chấp thuận cho từng trường hợp cụ thể. Nếu các Bộ chấp thuận thì cơ quan cấp phép mới cấp giấy phép/giấy chứng nhận cho phép công ty vốn nước ngoài hoạt động.
-
4. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng phải thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hay không?
Luật sư trả lời:
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì sẽ đóng thuế TNCN tại Việt Nam. Mức thuế TNCN phải đóng sẽ tùy thuộc trường hợp người đó có cư trú hay không cư trú tại Việt Nam.
Chú ý: Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nhưng thu nhập từ bên nước ngoài (do bên công ty nước ngoài trả) thì không cần nộp tiền thuế TNCN tại Việt Nam, mà chỉ cần kê khai theo quy định đồng thời nộp kèm hồ sơ chứng minh bên nước ngoài đã nộp. -
5. Có quy định về vốn tối thiểu với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam không?
Luật sư trả lời:
Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh xin đầu tư mà vốn tối thiểu được quy định. Nếu nhà đầu tư đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường mà pháp luật không yêu cầu mức vốn tối thiểu, thì doanh nghiệp chỉ cần kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình.
Còn nếu nhà đầu tư đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định, thì cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần phải cân nhắc ngành nghề dự định kinh doanh, khả năng tài chính để quyết định số vốn góp khi đầu tư thành lập công ty tại Việt Nam.