TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Những đối tượng được nhận chi trả bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm?
A

Luật sư trả lời: 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau của BHXH nếu thuộc các trường hợp: Ốm đau tai nạn mà không liên quan đến tai nạn lao động, phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định.

Bài viết hữu ích: 04 bước hoàn tất thủ tục hưởng chế độ ốm đau năm 2023

Q
Thời hạn làm hồ sơ ốm đau hưởng BHXH cho người lao động?
A

Luật sư trả lời: 

Được quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày từ lúc nhận được đủ hồ sơ theo Luật BHXH từ NLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ gồm: Danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và các hồ sơ từ NLĐ. Và nộp cho cơ quan BHXH.

Bài viết hữu ích: Hồ sơ nghỉ ốm hưởng BHXH

Q
Nghỉ dưỡng thai có được hưởng chế độ ốm đau không?
A

Luật sư trả lời: 

Theo khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau, không đề cập đến trường hợp nghỉ dưỡng thai nên trường hợp này không tính hưởng chế độ ốm đau, mà sẽ xét theo chế độ thai sản được quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Bài viết hữu ích: Điều kiện và đối tượng nghỉ ốm được hưởng BHXH 2023

Q
Chế độ ốm đau là gì?
A

Luật sư trả lời: Chế độ ốm đau là một chính sách an sinh xã hội, do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả, nhằm hỗ trợ một phần chi phí khi bản thân hoặc con cái của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị ốm đau bệnh tật giúp họ đảm bảo duy trì cuộc sống và nhanh chóng trở lại tiếp tục với công việc.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Q
Nghỉ ốm đau trên 14 ngày, tôi được nhận bao nhiêu chế độ?
A

Tôi đã đi làm chính thức tại công ty khoản 10 năm và đóng bảo hiểm bắt buộc đầy đủ. Sau khi tôi được bệnh viện chuẩn đoán mắc bệnh cần nghỉ dài ngày để điều trị, 2 tháng 15 ngày (cả ngày lễ và cuối tuần) khi bình phục tôi tiếp tục đi làm. Lương tháng theo hợp đồng của tôi là 10.000.000 đồng và cũng tính BHXH theo số này. Nếu tôi sẽ được nhận bao nhiêu tiền chế độ?

Luật sư trả lời: Theo khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, trường hợp bạn có đủ điều kiện xét để hưởng chế độ ốm đau dài ngày sẽ được nghỉ ốm tối đa 180 ngày (6 tháng) để hưởng chế độ ốm đau. Bạn nghỉ ốm 2 tháng 15 ngày trong mức quy định: Hợp lệ.

- Mức hưởng lương BHXH khi này sẽ được tính theo khoản 2 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH:

Mức hưởng 2 tháng = Lương đóng BHXH hàng tháng liền kề * 75% * Số tháng nghỉ việc = 10.000.000 * 75% * 2 = 15.000.000 đồng

Mức hưởng 15 ngày lẻ = (Lương đóng BHXH hàng tháng liền kề/24) * 75% * Số ngày nghỉ việc = (10.000.000/24) * 75% * 15 = 4.687.500 đồng (< 7.500.000 đồng: mức hưởng 1 tháng)

Như vậy anh sẽ nhận được tổng là 19.687.500 đồng

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Q
Nhân viên công ty nghỉ ốm đau dưới 14 ngày, tính chế độ như thế nào?
A

Nhân viên công ty tôi bị ốm và nghỉ ốm 10 ngày (đã trừ ngày cuối tuần, ngày lễ), lương hợp đồng hàng tháng là 7.000.000 đồng, tôi đã làm việc 10 năm và đóng bảo hiểm bắt buộc đầy đủ. Vậy trong trường hợp có đủ hồ sơ hợp lệ, nhân viên đó sẽ có mức hưởng lương BHXH là bao nhiêu?

Luật sư trả lời: Theo điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, trường hợp nhân viên bạn đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm sẽ được nghỉ ốm tối đa 30 ngày để hưởng chế độ ốm đau. Nhân viên bạn nghỉ ốm 10 ngày dưới 30 ngày: Hợp lệ.

- Mức hưởng chế độ ốm đau BHXH khi này sẽ được tính theo khoản 1 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH:

Mức hưởng = (Lương đóng BHXH hàng tháng liền kề/24) * 75% * Số ngày nghỉ việc

= (7.000.000)/24 * 75% * 10 = 2.178.500 đồng

Bài viết hữu ích: Mức hưởng chế độ ốm đau bhxh 2023

Q
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày như thế nào?
A

Luật sư trả lời: Căn cứ khoản 1, Điều 3, Mục I Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • Ốm đau tai nạn mà không liên quan đến tai nạn lao động, phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
  • Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Q
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho BHXH?
A

Luật sư trả lời: Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Q
Chế độ ốm đau hưởng bao nhiêu phần trăm mức lương đóng BHXH?
A

Luật sư trả lời: Tùy theo trường hợp nghỉ ốm đau ngắn ngày hay dài ngày và thâm niên đóng BHXH mà các mức hưởng lương BHXH sẽ khác. Được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hoặc bạn có thể đọc thêm bài viết mức hưởng chế độ ốm đau của giayphepkinhdoanh.vn để biết thêm chi tiết.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Q
Nghỉ ốm theo chế độ bảo hiểm xã hội được bao nhiêu ngày?
A

Luật sư trả lời: Số ngày nghỉ ốm hưởng bhxh được tính như sau:

Người lao động làm việc trong môi trường bình thường khi ốm đau thì được hưởng:

  • Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
  • Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.

Đối với trường hợp ốm dài ngày 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần. Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH.

Bài viết hữu ích: Quy định về thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH và thời gian nhận trợ cấp ốm đau

Trang 65 trong 110 1 63 64 65 66 67 110

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886