TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Sinh đứa thứ 3 tôi có được hưởng bảo hiểm không?
A

Luật sư trả lời: 

Theo quy định hiện tại của Luật Bảo hiểm xã hội thì không có điều kiện về số lần sinh con hưởng chế độ thai sản vì vậy đối với trường hợp NLĐ sinh con thứ 3 vẫn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định tại Điều 31 của luật này.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Phá thai có được hưởng chế độ thai sản không?
A

Luật sư trả lời: 

Đối với trường hợp phá thai thì nếu NLĐ phá thai bệnh lý thì theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Khi nào chồng được hưởng chế độ thai sản?
A

Luật sư trả lời: 

Căn cứ theo khoản 6 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản của người chồng theo quy định của pháp luật.

Bài viết hữu ích: Chế độ thai sản cho chồng

Q
NLĐ nhận con nuôi dưới 6 tháng cần đóng bảo hiểm mấy tháng thì được hưởng chế độ thai sản?
A

Luật sư trả lời: 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì NLĐ phải đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con thì sẽ được hưởng thai sản.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Công ty nợ BHXH tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
A

Luật sư trả lời: 

Khi công ty nợ bảo hiểm cho NLĐ nữ nhưng họ đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2, 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian tham gia đóng BHXH thì NLĐ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản?
A

Luật sư trả lời: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội thì Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Q
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên trong thời gian nghỉ hè?
A

Luật sư trả lời: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội thì Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ và thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Vì chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh chỉ áp dụng trong khoảng thời gian sau 30 ngày làm việc đầu, nên nếu giáo viên đang trong thời gian nghỉ hè thì không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Q
Điều kiện để NLĐ nữ được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?
A

Luật sư trả lời: 

Theo quy định tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014 thì lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Q
Đóng bảo hiểm tự nguyện có được hưởng thai sản hay không?
A

Luật sư trả lời: 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện có các chế độ sau: hưu trí và tử tuất. Vì vậy, bảo hiểm tự nguyện không có chế độ thai sản.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Nghỉ bao nhiêu ngày thì báo giảm BHXH?
A

Luật sư trả lời:

Phải báo giảm cho người lao động trong trường hợp: phải nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày; nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, hoãn thực hiện hợp đồng. Vậy khi nghỉ từ 14 ngày trở lên trong các trường hợp quy định thì phải báo giảm BHXH.

Bài viết hữu ích: Quy định về báo giảm BHXH

Trang 45 trong 110 1 43 44 45 46 47 110

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886