TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN
Luật sư trả lời:
Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì có thể được hưởng cả chế độ thai sản cùng trợ cấp thất nghiệp, bởi 2 chế độ này hoàn toàn độc lập với nhau.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thường sẽ là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Bài viết hữu ích: Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh
Luật sư trả lời:
Nếu bạn có đóng, tham gia BHXH đầy đủ và đủ điều kiện hưởng chế độ thái sản theo quy định thì được hưởng chế độ thai sản mà không giới hạn số lần được hưởng.
Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Theo quy định ngoài được hưởng thời gian nghỉ hưởng chế độ, nữ quân nhân còn được nhận mức tiền hưởng chế độ thai sản đối với quân nhân được xác định như sau:
Mức hưởng 1 tháng = 100% x Mbq6t x số tháng nghỉ
Mức hưởng 1 ngày = 100% x (Mbq6t/24) x số ngày nghỉ
Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Bài viết hữu ích: Cách tính chế độ thai sản 2023 cho lao động nữ
Luật sư trả lời:
Căn cứ theo khoản 4 quy định người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Theo quy định của pháp luật, bà mẹ đơn thân cũng được hưởng chế độ thai sản như trường hợp mang thai thông thường khi thỏa mãn điều kiện của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.
Bài viết hữu ích: Cách tính chế độ thai sản 2023 cho lao động nữ
Luật sư trả lời:
Trường hợp lao động nam thì chỉ cần tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ thai sản, riêng đối với trường hợp bạn là lao động nữ chỉ đóng bảo hiểm 5 tháng trong 12 tháng trước sinh bạn sẽ chỉ được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp:
- Khám thai;
- Sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý;
- Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi
- Nếu đã đóng từ 12 tháng BHXH trở lên bạn sẽ được nghỉ dưỡng thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh.
Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Khi công ty nợ bảo hiểm BHXH nhưng người lao động (NLĐ) công ty đó vẫn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2, 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian tham gia đóng BHXH thì NLĐ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về việc NLĐ cần phải đóng BHXH liên tục thì mới được hưởng chế độ thai sản, thay vào đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì NLĐ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con là được hưởng chế độ thai sản khi sinh con; đóng BHXH từ trên 12 tháng và 03 tháng trong 12 tháng trước sinh để được nghỉ dưỡng thai hưởng chế độ.
Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản