TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN
Luật sư trả lời:
Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH quy định: “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”. Vậy nên khi nghỉ trước sinh 3 tháng bạn sẽ chỉ nhận được 2 tháng chế độ.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Người không đi làm vẫn sẽ hưởng chế độ thai sản trong trường hợp:
- Lao động nữ đã có thời gian đi làm trước khi thôi việc, đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Người nữ sinh con có chồng tham gia bảo hiểm xã hội, sẽ được hưởng bảo hiểm theo chế độ của chồng.
Bài viết hữu ích: chế độ thai sản cho chồng
Luật sư trả lời:
Đối với trường hợp lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì khi công ty tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động vẫn có thể được hưởng các quyền lợi trong chế độ thai sản.
Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Để hưởng chế độ thai sản, người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Khi công ty phá sản người lao động vẫn được hưởng quyền lợi theo chế độ thai sản. Và người lao động cần nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thai sản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bạn cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Trường hợp NLĐ đang mang thai vào làm công ty nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 31 Luật BHXH 2014, bao gồm các điều kiện về đối tượng, số tháng đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Chế độ thai sản là một chế độ của BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Theo Khoản 2 và Khoản 4, Điều 137, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về bảo vệ thai sản, thì người lao động nữ tuy không được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng nhưng sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Đồng nghĩa với việc có thể về sớm hoặc đến làm trễ hơn giờ làm việc 1 tiếng. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Bài viết hữu ích: chế độ thai sản 2023 về sớm 1 tiếng
Luật sư trả lời:
Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Trường hợp người lao động nữ sinh con và nhận nuôi con nuôi theo quy định bắt buộc sẽ phải tham gia đóng từ đủ 06 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh con. Nếu không trong trường hợp này sẽ không đủ điều kiện để hưởng các chế độ như trợ cấp thai sản trong 06 tháng sinh con, trợ cấp thai sản một lần.
Bài viết hữu ích: Cách tính chế độ thai sản 2023 cho lao động nữ
Luật sư trả lời:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của NLĐ nữ được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh