TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Báo tăng BHXH là gì?
A

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, báo tăng BHXH được hiểu là khi doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì cần thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH. 

Bài viết hữu ích: Thủ tục báo tăng lao động tham gia BHXH

Q
Chuyển đổi cơ quan BHXH có cần báo giảm BHXH không?
A

[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"]

Luật sư trả lời:

Công ty khi chuyển đổi cơ quan BHXH phải báo giảm BHXH của toàn bộ nhân viên, đồng thời thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT đến tháng chuyển đi, lập thủ tục chốt sổ và nộp hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động tại BHXH nơi đi dứt điểm đến thời điểm chuyển đi.

Bài viết hữu ích: Thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH

[/column]

Q
Báo giảm chậm BHXH có bị phạt không? 
A

Luật sư trả lời:

Hiện nay chưa có quy định về việc xử phạt báo giảm lao động chậm. Do đó việc báo giảm lao động chậm sẽ không dẫn đến hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nếu báo giảm lao động chậm thì người sử dụng lao động sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm (theo quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 50, Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Bài viết hữu ích: Thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH

Q
Khi nào thì cần báo giảm BHXH?
A

Luật sư trả lời:

Các trường hợp phải báo giảm BHXH:

  • Chấm dứt, tạm hoãn Hợp đồng lao động
  • Nghỉ việc do thai sản, ốm đau trên 14 ngày
  • Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
  • Doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất
  • Chuyển đổi cơ quan BHXH

Bài viết hữu ích: Thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH

Q
Báo giảm BHXH là gì?
A

Luật sư trả lời:

Báo giảm bảo hiểm xã hội là nghiệp vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo cho cơ quan BHXH khi số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội của công ty giảm hoặc chuyển đổi cơ quan BHXH. 

Bài viết hữu ích: Thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH

Q
Những hồ sơ cần để hưởng chế độ con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH?
A

Luật sư trả lời: 

  • Bản sao Giấy ra viện hoặc Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện. Trường hợp chuyển tuyến có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
  • Khi điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Trường hợp khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu trên được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Bài viết hữu ích: Thủ tục hưởng chế độ con ốm mẹ nghỉ 2023

Q
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH con ốm
A

Luật sư trả lời: 

Theo Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH con ốm như sau: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp; Giấy được cấp phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB; Giấy được cấp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bài viết hữu ích: Giấy nghỉ hưởng BHXH con ốm

Q
Nghỉ 10 ngày chăm con bệnh, tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm con ốm?
A

Luật sư trả lời: 

Nếu con bạn dưới 7 tuổi theo quy định về điều kiện xét chế độ ốm đau Luật BHXH 2014 và xét dựa trên khoản 1 Điều 27 Luật BHXH quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau “Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.”

Vậy nếu bạn nghỉ 10 ngày chăm con bệnh dưới 7 tuổi, bạn vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm con ốm.

Bài viết hữu ích: Con ốm mẹ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Q
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH con ốm tôi phải nộp cho ai?
A

[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"]

Luật sư trả lời: 

Bạn sẽ phải nộp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, cùng một số hồ sơ khác theo quy định cho người SDLĐ để tổng hợp trong thời hạn 45 ngày sau khi đi làm lại. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau nộp cho cơ quan BHXH.

Bài viết hữu ích: Thủ tục hưởng chế độ con ốm mẹ nghỉ 2023

[/column]

Q
Thời gian để tôi nộp hồ sơ xét chế độ hưởng bảo hiểm con ốm là bao lâu?
A

Luật sư trả lời: 

Căn cứ Điều 102 luật BHXH 2014, quy định về việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bài viết hữu ích: Thủ tục hưởng chế độ con ốm mẹ nghỉ 2023

Trang 23 trong 48 1 21 22 23 24 25 48

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886