TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định trước đây, hộ kinh doanh muốn chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh, và đồng thời thành lập doanh nghiệp chứ không thể trực tiếp chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực ngày 10/10/2018 quy định hộ kinh doanh có thể trực tiếp chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Q
Hộ kinh doanh có thể thành lập chi nhánh không?
A
Luật sư trả lời: Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Và chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Như vậy, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chứ không phải của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh để hoạt động. Nếu muốn mở thêm chi nhánh, hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp.
    Q
    Trình tự thủ tục để chuyển đổi từ Hộ kinh doanh lên doanh nghiệp?
    A
    Luật sư trả lời: Bước 1: Chuẩn bị những giấy tờ bao gồm:
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
    • Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác nếu có, tờ khai thuế trong thời hạn 1 năm trước khi chuyển đổi.
    Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
    Q
    Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hộ kinh doanh?
    A
    Luật sư trả lời:  Đối tượng áp dụng: Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu > 100 triệu đồng/năm
    • Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%) thuế GTGT
    • Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ (%) thuế TNCN
    • Trong đó:
      • Doanh thu để tính thuế GTGT và thuế TNCN được xác định dựa trên các yếu tố như: mức doanh thu do hộ kinh doanh tự ước lượng khai báo, thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của chi cục quản lý thuế khu vực đó, dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá đối với ngành nghề dự kiến kinh doanh,… Từ đó, cán bộ thuế xem xét để áp mức doanh thu khoán cho hộ kinh doanh và thông báo đến chủ hộ kinh doanh gia đình.
      • Tỷ lệ (%) tính thuế GTGT và thuế TNCN sẽ được áp dụng đối với từng ngành nghề, hoạt động cụ thể.
    Lưu ý: Trường hợp HKD kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
    Q
    Kinh doanh cà phê vỉa hè có phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh không?
    A
    Luật sư trả lời:
    • Theo điểm c, khoản 1 điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP thì kinh doanh cà phê vỉa hè thuộc hoạt động Bán quà vặt, nghĩa là hoạt động bán nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại.
    • Theo Khoản 10 Điều 3, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
    Q
    Có thể chuyển nhượng hay bán hộ kinh doanh cho người khác được không ?
    A
    Luật sư trả lời: Hiện nay pháp luật cho phép việc chuyển nhượng hoặc bán hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nhưng hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng nên cơ quan thuế chưa có thông tin xử lý trường hợp bán hộ kinh doanh do hộ kinh doanh được cấp mã số thuế dựa trên CMND của chủ hộ kinh doanh. Thực tế, Cơ quan Thuế vẫn tiến hành áp dụng theo quy định của nghị định 78/2015/NĐ-CP, nếu muốn chuyển nhượng hộ kinh doanh thì bắt buộc phải thực hiện dưới một trong hai hình thức sau đây:
    • Làm thủ tục chấm dứt hộ kinh doanh đang hoạt động, đăng kí thành lập hộ kinh doanh mới;
    • Ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư giữa bên chủ mới và bên chủ cũ.
    Q
    Trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh mới áp dụng năm 2022
    A
    Luật sư trả lời:
    • Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm:
      • Bản thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh;
      • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, xác nhận thanh toán đầy đủ các khoản nợ... tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp quận/ huyện;
      • Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
    • Bước 2: Sau khi kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp của hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
    Q
    Những ngành, nghề nào cần yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi mở HKD cá thể?
    A
    Luật sư trả lời: Các ngành, nghề cần chứng chỉ hành nghề khi mở hộ kinh doanh gồm: Phòng khám chữa bệnh, các ngành, nghề liên quan đến dược, thẩm mỹ viện, phun xăm gây chảy máu, xây dựng…
    Q
    Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh tối đa bao nhiêu lâu?
    A
    Luật sư trả lời: Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.
    Q
    Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh?
    A
    Luật sư trả lời:
    • Nộp hồ sơ bao gồm: Bản thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh... Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
    • Cơ quan tiếp nhận sẽ trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
    • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
    Trang 1 trong 31 2 3

    © 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

        

    0902-841-886