TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Nhà đầu tư nước ngoài có được phép mua đất tại Việt Nam không?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì Nhà đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất) tại Việt Nam mà chỉ được sử dụng đất tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
  • Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp liên doanh;
  • Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  • Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc được Nhà nước cho thuê đất;
  • Nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
Q
Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hay không?
A
Luật sư trả lời: Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn vào các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đáp ứng được các điều kiện và thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Chương IV Luật Đầu tư 2020.
Q
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam bằng những hình thức nào?
A
Luật sư trả lời: Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức đầu tư sau:
  • Thành lập tổ chức kinh tế;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn;
  • Thực hiện dự án đầu tư;
  • Bằng hợp đồng BBC.
Q
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là gì?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại Chương V, Luật Đầu tư 2020 thì điều kiện:
  • Đúng nguyên tắc của Luật Đầu tư.
  • Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài.
  • Tự cam kết thu xếp ngoại tệ hoặc có tổ chức tín dụng đứng ra đảm bảo hoặc có ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong một số trường hợp đặc biệt.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài.
  • Xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin dự án.
Q
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
A
Luật sư trả lời: Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020 thì điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
  • Chứng minh được năng lực tài chính để thực hiện dự án.
  • Đảm bảo về tỷ lệ sở hữu phần vốn góp/cổ phần theo quy định tại Biểu cam kết WTO và quy định của luật chuyên ngành.
  • Đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh (không bị cấm hoặc hạn chế nhà đầu tư nước ngoài) theo Biểu cam kết WTO và luật pháp chuyên ngành.
  • Đáp ứng điều kiện về quốc tịch của nhà đầu tư theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam là một bên tham gia ký kết.
Q
Thế nào là hoạt động đầu tư ra nước ngoài
A
Luật sư trả lời: Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
Q
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
A
Luật sư trả lời: Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Q
Trình tự thủ tục để chuyển đổi từ Hộ kinh doanh lên doanh nghiệp?
A
Luật sư trả lời: Bước 1: Chuẩn bị những giấy tờ bao gồm:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác nếu có, tờ khai thuế trong thời hạn 1 năm trước khi chuyển đổi.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Q
Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hộ kinh doanh?
A
Luật sư trả lời:  Đối tượng áp dụng: Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu > 100 triệu đồng/năm
  • Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%) thuế GTGT
  • Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ (%) thuế TNCN
  • Trong đó:
    • Doanh thu để tính thuế GTGT và thuế TNCN được xác định dựa trên các yếu tố như: mức doanh thu do hộ kinh doanh tự ước lượng khai báo, thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của chi cục quản lý thuế khu vực đó, dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá đối với ngành nghề dự kiến kinh doanh,… Từ đó, cán bộ thuế xem xét để áp mức doanh thu khoán cho hộ kinh doanh và thông báo đến chủ hộ kinh doanh gia đình.
    • Tỷ lệ (%) tính thuế GTGT và thuế TNCN sẽ được áp dụng đối với từng ngành nghề, hoạt động cụ thể.
Lưu ý: Trường hợp HKD kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Q
Kinh doanh cà phê vỉa hè có phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh không?
A
Luật sư trả lời:
  • Theo điểm c, khoản 1 điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP thì kinh doanh cà phê vỉa hè thuộc hoạt động Bán quà vặt, nghĩa là hoạt động bán nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại.
  • Theo Khoản 10 Điều 3, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Trang 99 trong 110 1 97 98 99 100 101 110

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886