TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân không?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Hiện nay, chưa có quy định chính thức về việc giảm, miễn thuế TNCN do bị ảnh hưởng Covid-19, vì vậy trường hợp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 không được miễn, giảm thuế TNCN. [/column]
Q
Bao lâu thì nhận lại được tiền từ hoàn thuế thu nhập cá nhân?
A
Luật sư trả lời: Căn cứ khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì:
  1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau: chậm nhất là 06 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế.
  2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau: chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế.
Q
Trong trường hợp nào thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại khoản 1 điều 42 Luật SHTT 2019 thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
  • Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;
  • Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
  • Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Q
Sản phẩm không đạt chất lượng như trước thì chỉ dẫn địa lý có bị xoá không?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại khoản 7 điều 93 luật SHTT 2019 thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Căn cứ quy định nêu trên thì dù sản phẩm không đạt chất lượng như trước thì chỉ dẫn địa lý cũng sẽ không bị xóa, Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đã được cấp trước đây cũng không bị thu hồi.
Q
Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả không?
A
Luật sư trả lời: Tại điểm a, khoản 1 điều 25 Luật SHTT 2019 có quy định Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân. Như vậy, hành vi tự ý sao chép kết quả nghiên cứu khoa học của người khác nhằm mục đích giảng dạy không phải xin phép cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Q
Sau khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì có bắt buộc phải sử dụng nhãn hiệu không?
A
Luật sư trả lời: Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Trường hợp chưa có kế hoạch sử dụng nhãn hiệu cho dịch vụ hoặc sản phẩm thực tế, nên có những hình thức sử dụng nhãn hiệu không thường xuyên như quảng cáo, thư chào và lưu các bằng chứng về việc sử dụng này.  
Q
Tác phẩm điện ảnh khi hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc về ai?
A
Luật sư trả lời: Tác phẩm điện ảnh khi hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ thuộc về công chúng. Vì tại điều 43 Luật SHTT 2019 quy định về các tác phẩm thuộc về công chúng như sau:
  • Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.
  • Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này.
Q
Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc là bao lâu?
A
Luật sư trả lời: Tác phẩm âm nhạc có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.  
Q
Tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan có thể giải quyết bằng trọng tài?
A
Luật sư trả lời: Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định rõ về điều này tại khoản 3 Điều 49. Theo đó, tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả có thể được giải quyết theo hình thức tố tụng dân sự hoặc trọng tài. Như vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên trong từng trường hợp cụ thể. Quy định này tạo ra cơ chế mở, cho phép các bên được lựa chọn tổ chức trọng tài, tạo sự thông thoáng, trao quyền chủ động, tự quyết cho các bên.
Q
Quy trình, thủ tục để đăng ký bản quyền bài hát?
A
Luật sư trả lời: Căn cứ Nghị định 22/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền bài hát được quy định như sau:
  • Bước 1: Nộp hồ sơ. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện.
  • Bước 2: Giải quyết hồ sơ
  • Bước 3: Nhận kết quả
  • Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Phí đăng ký quyền tác giả: Tuỳ theo hình thức tác phẩm có mức phí dao động từ 100.000đ - 600.000đ.
Trang 85 trong 110 1 83 84 85 86 87 110

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886