TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?
A
Luật sư trả lời: Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 02 cách thức:
  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi nộp xong hồ sơ, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá nhân có thể nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Q
Có được đăng ký nhiều chủ sở hữu cho 1 nhãn hiệu hay không?
A
Luật sư trả lời: Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. Khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, ngoài các tài liệu thông thường, chủ đơn cần nộp kèm theo tuyên bố đồng chủ sở hữu, cam kết các nội dung theo quy định.
Q
Đã nộp hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu rồi nhưng muốn thay đổi nhãn hiệu thì có được không?
A
Luật sư trả lời:
    Người nộp đơn có quyền sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
    Nếu chủ đơn nộp yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo dự định cấp GCN thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại:
      • Sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu,...
      • Thay đổi chủ đơn nhãn hiệu.
Q
Trong trường hợp nào thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại khoản 1 điều 42 Luật SHTT 2019 thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
  • Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;
  • Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
  • Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Q
Sản phẩm không đạt chất lượng như trước thì chỉ dẫn địa lý có bị xoá không?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại khoản 7 điều 93 luật SHTT 2019 thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Căn cứ quy định nêu trên thì dù sản phẩm không đạt chất lượng như trước thì chỉ dẫn địa lý cũng sẽ không bị xóa, Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đã được cấp trước đây cũng không bị thu hồi.
Q
Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả không?
A
Luật sư trả lời: Tại điểm a, khoản 1 điều 25 Luật SHTT 2019 có quy định Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân. Như vậy, hành vi tự ý sao chép kết quả nghiên cứu khoa học của người khác nhằm mục đích giảng dạy không phải xin phép cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Q
Sau khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì có bắt buộc phải sử dụng nhãn hiệu không?
A
Luật sư trả lời: Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Trường hợp chưa có kế hoạch sử dụng nhãn hiệu cho dịch vụ hoặc sản phẩm thực tế, nên có những hình thức sử dụng nhãn hiệu không thường xuyên như quảng cáo, thư chào và lưu các bằng chứng về việc sử dụng này.  
Q
Tác phẩm điện ảnh khi hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc về ai?
A
Luật sư trả lời: Tác phẩm điện ảnh khi hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ thuộc về công chúng. Vì tại điều 43 Luật SHTT 2019 quy định về các tác phẩm thuộc về công chúng như sau:
  • Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.
  • Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này.
Q
Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc là bao lâu?
A
Luật sư trả lời: Tác phẩm âm nhạc có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.  
Q
Tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan có thể giải quyết bằng trọng tài?
A
Luật sư trả lời: Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định rõ về điều này tại khoản 3 Điều 49. Theo đó, tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả có thể được giải quyết theo hình thức tố tụng dân sự hoặc trọng tài. Như vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên trong từng trường hợp cụ thể. Quy định này tạo ra cơ chế mở, cho phép các bên được lựa chọn tổ chức trọng tài, tạo sự thông thoáng, trao quyền chủ động, tự quyết cho các bên.
Trang 1 trong 41 2 3 4

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886