TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN
Luật sư trả lời:
Báo cáo thuế cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Hóa đơn mua vào; bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào mà không có hóa đơn (mẫu 01/TNDN), chứng từ (biên lai, cước đường bộ,…) phát sinh trong từng quý (Ví dụ: Quý 02/2023: gồm các tháng 04,05 và 06/2023);
- Hoá đơn bán ra phát sinh trong quý cần Báo cáo thuế;
- Tờ khai xuất nhập khẩu (trường hợp xuất khẩu thì kèm theo hóa đơn), giấy nộp tiền vào NSNN (nếu có);
- Chữ ký số còn hạn;
- Bảng lương trong quý thực hiện Báo cáo thuế.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn Quy trình và cách làm báo cáo thuế qua mạng
Luật sư trả lời:
Cách lập báo cáo thuế cho doanh nghiệp nhỏ, như sau:
Bước 1: Tổng hợp hóa đơn, chứng từ phù hợp với loại thuế đang kê khai và nộp thuế (báo cáo thuế);
Bước 2: Lập tờ khai trên phần mềm hỗ trợ kê khai.
- Tờ khai Thuế giá trị gia tăng (01/GTGT: TT80/2021)
- Tờ khai Thuế thu nhập cá nhân (05/TNCN: TT80/2021)
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn Quy trình và cách làm báo cáo thuế qua mạng
Luật sư trả lời:
Báo cáo thuế có những loại sau:
- Theo thời gian báo cáo thuế: Báo cáo thuế theo Quý và báo cáo thuế theo tháng
- Theo loại thuế: Báo cáo thuế GTGT, TNCN,TNDN,...
Bài viết hữu ích: Báo cáo thuế - Những điều quan trọng cần biết
Luật sư trả lời:
Hiện tại, các đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định như sau:
- Các sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp: Kể cả DN. hợp tác xã mua, chưa chế biến và bán cho các DN hợp tác xã khác;
- Nhà, đất thuộc diện không chịu thuế GTGT: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuế; Chuyển quyền sử dụng đất;
- Dịch vụ bảo hiểm và tài chính;
- Dịch vụ y tế, thú y;
- Dịch vụ phục vụ công cộng;
- Giáo dục, đào tạo, tuyên truyền và khoa học công nghệ;
- Hàng nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế GTGT;
- Hàng xuất khẩu, chuyển khẩu không thuộc diện chịu thuế GTGT;
- Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống;
- Những hàng hóa, dịch vụ đặc biệt;
Bài viết hữu ích: Báo cáo thuế - Những điều quan trọng cần biết
Luật sư trả lời:
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam phải nộp báo cáo thuế theo quy định, trừ các trường hợp không nộp báo cáo thuế sau:
- Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế;
- Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
- Doanh nghiệp tạm ngừng trọn quý hoặc năm thì không phải nộp báo cáo thuế của quý hoặc năm tạm ngưng.
- Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể lên cơ quan thuế có dấu xác nhận của thuế thì từ quý sau không phải nộp BCT.
Bài viết hữu ích: Báo cáo thuế - Những điều quan trọng cần biết
Luật sư trả lời:
Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể như thế nào là Báo cáo thuế, tuy nhiên Doanh nghiệp có thể hình dung Báo cáo thuế như sau:
Báo cáo thuế là hoạt động định kỳ của mỗi Doanh nghiệp nhằm kê khai các loại thuế như: Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB),Thuế thu nhập cá nhân (TNCN),… cho Cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ nộp thuế phát sinh trong Tháng/Quý/Năm/Lần phát sinh.
Bài viết hữu ích: Báo cáo thuế - Những điều quan trọng cần biết
Luật sư trả lời:
Cách làm báo cáo thuế trên HTKK, như sau:
Bước 1: Tổng hợp Hóa đơn, chứng từ hợp lệ, lập bảng kê
Bước 2: Mở phần mềm HTKK điền thông tin doanh nghiệp và lập tờ khai thuế GTGT, TNCN (05/KK-TNCN: TT80/2021) theo tháng/quý;
Bước 3: Ghi và Xuất file .xml;
Bước 4: Nộp trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn Quy trình và cách làm báo cáo thuế qua mạng
- Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
- Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
- Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.