TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Quy định treo bảng hiệu phòng khám như thế nào?
A
Luật sư trả lời: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
  • Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
  • Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại;
  • Thời gian làm việc hằng ngày.
Q
Một bác sĩ có thể đứng tên nhiều phòng khám?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/VBHN-BYT ngày 26/12/2016 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép đối với cơ sở khám chữa bệnh: “Một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không được đồng thời làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên.” Như vậy, bác sĩ chỉ được mở một phòng khám và chịu trách nhiệm hoạt động của phòng khám đó.
Q
Chứng minh quá trình hành nghề của bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn như thế nào?
A
Luật sư trả lời: Bác sĩ điền thông tin theo mẫu Mẫu 10 - Phụ lục XI, Nghị định 109/2016/NĐ-CP và gửi phòng khám, bệnh viện đã công tác trước đó xác nhận.
Q
Các trang thiết bị cần thiết cho phòng khám?
A
Luật sư trả lời: Phòng khám cần có các trang thiết bị cơ bản sau:
  • Bàn khám;
  • Giường khám;
  • Bộ trang thiết bị, thuốc, phát đồ: chống sốc phản về, hồi sức cấp cứu;
  • Đèn khám;
  • Một số trang thiết bị thực hiện thủ thuật khác.
Q
Ký kết hợp đồng thu gom rác thải y tế như thế nào?
A
Luật sư trả lời: Phòng khám cần liên hệ Công ty TNHH 1TV Môi Trường Đô thị TP.HCM (địa chỉ: 18 đường Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, TP Hồ Chí Minh) để ký hợp đồng thu gom rác thải y tế.
Q
Bác sĩ làm việc tại bệnh viện có thể đứng tên phòng khám?
A
Luật sư trả lời: Bác sĩ bệnh viện công vẫn được phép mở phòng khám tư nhân như phòng khám răng, phòng khám nhi, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên sản phụ khoa,…Tuy nhiên, phải đảm bảo các điều kiện:
  • Bác sĩ đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước chỉ được đứng tên mở phòng khám tư nhân làm việc ngoài giờ hành chính và phải có giấy xác nhận đồng ý của bệnh viện đang công tác;
  • Bác sĩ bệnh viện công không được đăng ký làm người đứng đầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Q
Điều kiện cơ sở vật chất khi xin giấy phép phòng khám?
A
Luật sư trả lời: Về cơ sở vật chất:
  • Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích tối thiểu là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;
  • Đảm bảo các điều kiện về an toàn bức xạ nếu phòng khám chuyên khoa có sử dụng thiết bị bức xạ và các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ y tế;
  • Phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định về xử lý nước thải y tế, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.
Q
Mức phạt khi kinh doanh nhà thuốc khi chưa được cấp phép?
A
Luật sư trả lời: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán lẻ thuốc nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Q
Quy định treo bảng hiệu nhà thuốc như thế nào?
A
Luật sư trả lời: Hiện nay, không có quy định cụ thể về nội dung của bảng hiệu nhà thuốc. Thông thường bảng hiệu nhà thuốc cần có các thông tin sau:
  • Tên cơ sở;
  • Số giấy phép hoạt động;
  • Tên dược sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn;
  • Thông tin: Nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Q
Dược sỹ chịu trách nhiệm có thể đứng tên nhiều nhà thuốc?
A
Luật sư trả lời: Theo quy định Luật Dược 2016, dược sĩ chỉ có thể đứng tên chịu trách nhiệm chuyên môn cho 01 nhà thuốc.
Trang 71 trong 110 1 69 70 71 72 73 110

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886