TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học do ai cấp? Học ở đâu?
A
Luật sư trả lời: Chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học được cấp bởi các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học xét, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học. Một số cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học:
  • Học viện quản lý giáo dục: số 31 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
  • Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh: Số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Q
Số lượng tư vấn viên cần thiết khi xin Giấy phép tư vấn du học?
A
Luật sư trả lời: Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về số lượng nhân viên trực tiếp tư vấn; tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ nhân viên nên thực hiện phù hợp với quy mô hoạt động và phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ví dụ, số lượng du học sinh dự kiến tư vấn và đưa đi học tập ở nước ngoài là 100 học viên trong vòng 6 tháng kể từ khi được cấp giấy phép hoạt động thì số lượng nhân viên trực tiếp tư vấn khoảng 2 – 3 nhân sự. Ngoài ra, còn cần có các bộ phận nghiệp vụ khác để hỗ trợ.
Q
Điều kiện nhân sự xin Giấy phép tư vấn du học?
A
Luật sư trả lời: Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có điều kiện sau:
  • Có trình độ đại học trở lên;
  • Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam và tương đương;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Q
Điều kiện cơ sở vật chất xin Giấy phép tư vấn du học?
A
Luật sư trả lời: Trung tâm tư vấn du học cần đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất như sau:
  • Thời hạn hợp đồng thuê/ mượn từ 05 năm trở lên;
  • Có khu vực tư vấn riêng và tách bạch với các khu vực khác.
Q
Mức phạt khi kinh doanh khi chưa được cấp phép ATTP?
A
Luật sư trả lời: Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmthì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.
Q
Thẩm quyền cấp phép giấy phép ATTP?
A
Luật sư trả lời: Ban quản lý An toàn thực phẩm
Q
Công ty đã có giấy phép ATTP thì có cần xin cho các chi nhánh?
A
Luật sư trả lời:
  • Trường hợp chi nhánh kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm tươi sống, sản xuất thực phẩm tại địa chỉ chi nhánh: cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
  • Trường hợp chi nhánh chỉ kinh doanh các sản phẩm đã được đóng gói từ Công ty mẹ thì không cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Q
Các trường hợp phải điều chỉnh lại giấy phép ATTP?
A
Luật sư trả lời: Có 3 Trường hợp sau đây:
  • Thay đổi tên của doanh nghiệp;
  • Thay đổi chủ cơ sở (Thay đổi người đại diện Pháp Luật);
  • Thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Q
Các trường hợp không phải xin giấy chứng nhận ATTP?
A
Luật sư trả lời:
  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),...
Q
Cách chứng minh nguồn gốc sản phẩm?
A
Luật sư trả lời: Chứng minh nguồn gốc sản phẩm thông qua:
  • Hợp đồng mua hàng hóa với nhà cung cấp;
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, công bố sản phẩm của bên bán;
  • Trường hợp mua thực phẩm tươi sống như: rau, củ, quả, thịt, cá từ người nhận cần giấy phép hộ kinh doanh, xác nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của từ cá nhân cung cấp hàng hóa.
Trang 7 trong 8 1 5 6 7 8

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886