TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Trong thời gian điều trị tai nạn lao động có phải đóng BHXH, BHYT không?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH,BHYT. (Điều 38 Luật An toàn - Vệ sinh lao động 2015; Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) [/column]
Q
Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm không?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Người lao động không tự chốt sổ bảo hiểm xã hội do đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động. (Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) [/column]
Q
Người lao động nghỉ không lương nhiều ngày trong tháng có cần phải đóng BHXH không?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH của tháng đó. (Quyết định Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017) [/column]
Q
Những hình thức kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Hình thức kỷ luật người lao động bao gồm: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải. (Điều 124 Bộ luật Lao động 2019) [/column]
Q
Nội quy công ty cần có những nội dung gì?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Một nội quy công ty cần có những nội dung chủ yếu sau: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; Trật tự tại nơi làm việc; An toàn, vệ sinh lao động; Phòng, chống quấy rối tình dục và trình tự, thủ tục xử lý; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh; Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động; Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động; Trách nhiệm vật chất; Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động. [/column]
Q
Mức lương tối thiểu phải bắt buộc đóng BHXH là bao nhiêu?
A
Luật sư trả lời: Trong điều kiện bình thường: bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đón. Điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với lao động trong điều kiện bình thường. Điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với lao động trong điều kiện bình thường. (Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017)
Q
Mức tiền lương tháng phải đóng BHXH tối đa là bao nhiêu?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Mức tiền lương một tháng phải đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức tiền lương phải đóng tối đa là không quá 29.800.000 đồng. [/column]
Q
Mức trợ cấp thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Mức trợ cấp thất nghiệp hiện nay được tính bằng 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không qua 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định. [/column]
Q
Người bị nhiễm Covid-19 có được hưởng chế độ BHXH 1 lần không?
A
[column width="1/1" last="true" title="" title_type="single" animation="none" implicit="true"] Luật sư trả lời: Nếu như việc mắc Covid-19 làm dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc thì vẫn được xem xét hưởng BHXH 1 lần. (Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT) [/column]
Q
Người lao động cần làm gì khi công ty không chốt thời gian tham gia BHXH và trả sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng lao động?
A
Luật sư trả lời: Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm để xác nhận thời gian chốt (đóng) bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động. Nếu sổ bảo hiểm chưa được chốt tại công ty cũ, người lao động cần liên hệ với công ty cũ để họ thực hiện việc chốt sổ và giao trả sổ bảo hiểm. Nếu NSDLĐ cố tình không thực hiện, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ. (Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Điều 48 Bộ luật Lao động 2019)
Trang 44 trong 48 1 42 43 44 45 46 48

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886