TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN
Luật sư trả lời:
Để được hưởng chế độ thai sản khi cần thời gian nghỉ dưỡng thai thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau: Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên; trong vòng 12 tháng trước sinh đóng được tối thiểu 3 tháng BHXH; khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì ngoài hồ sơ của trường hợp thông thường: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, có thêm: Bản sao giấy chứng tử; hoặc trích lục khai tử của người mang thai hộ.
Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 thì NLĐ cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Bản sao giấy khai sinh; trích lục khai sinh; hoặc bản sao giấy chứng sinh, ngoài những giấy tờ trên bạn cần thêm: bản sao giấy chứng tử; hoặc trích lục khai tử; hoặc bản sao giấy báo tử trong trường hợp con chết sau sinh.
Trường hợp chưa được cấp giấy chứng sinh: sử dụng trích sao tóm tắt hồ sơ bệnh án; hoặc giấy ra viện của người mẹ.
Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021. Đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:
Điều trị nội trú: bản sao giấy ra viện; bản sao giấy chuyển tuyến, giấy chuyển viện ( nếu có ); bản sao giấy ra viện có chỉ định y, bác sĩ điều trị.
Điều trị ngoại trú: bản sao giấy chứng nhận ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc được hưởng BHXH.
Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Mức tiền được hưởng ở chế độ thai sản của NLĐ là:
Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ
Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Trường hợp chưa đủ 6 tháng đóng BHXH thì Mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng BHXH.
Bài viết hữu ích: Cách tính chế độ thai sản 2023 cho lao động nữ
Luật sư trả lời:
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Theo Điều 41 luật BHXH trong thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản
Luật sư trả lời:
Thời gian đóng bảo hiểm thai sản được tính như sau. Bạn căn cứ vào ngày dự sinh của bạn, tính ngược lại trước đó 12 tháng. Trong thời gian 12 tháng này bạn đóng đủ 06 tháng thì bạn được hưởng chế độ thai sản.
Bài viết hữu ích: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ 2023
Luật sư trả lời: Chế độ thai sản được giải quyết kể từ ngày nộp đủ hồ sơ thì trong thời hạn 06 ngày khi công ty bạn nộp hồ sơ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ thai sản cho bạn mà không cần phải chờ đến 6 tháng.
Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Điều 36 Luật BHXH 2014 quy định: NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2, Điều 31 của luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật sư trả lời:
Tại Khoản 1, điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sinh con như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Bài viết hữu ích: Cách tính chế độ thai sản 2023 cho lao động nữ