TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN
Luật sư trả lời:
Hiện nay, pháp luật không quy định sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần thì phải mất thời gian bao lâu để có thể đóng lại mà tùy thuộc vào nhu cầu của người tham gia. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thì sau khi rút có thể đóng lại nếu có nhu cầu. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu họ tham gia lao động và thuộc đối tượng bắt buộc tham gia thì phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Khi tiến hành rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2023, anh chị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị (bản chính);
2. Sổ BHXH và tờ rời;
3. Giấy tờ khác tùy từng trường hợp:
- Trường hợp địa chỉ thường trú hiện tại không giống với địa chỉ thường trú trên CCCD, cần có thêm Giấy tờ xác minh thường trú (có xác nhận của Công an quận/huyện nơi thường trú)
- Trường hợp ra nước ngoài định cư, cần nộp thêm:
+ Bản sao Giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam
+ Bản dịch tiếng Việt (công chứng, chứng thực) của Hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực, giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn 05 năm trở lên
- Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm tính mạng thì cần bổ sung thêm trích sao hồ sơ bệnh án.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Nếu anh chị đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ được hưởng lương hưu theo quy định, không phụ thuộc vào việc anh chị đã rút bảo hiểm xã hội một lần hay chưa. Việc rút bảo hiểm một lần sẽ ảnh hưởng đến điều kiện về số năm để được hưởng lương hưu. Do đó, nếu sau khi rút, anh chị tiến hành đóng lại bảo hiểm xã hội và đủ thời gian, điều kiện thì vẫn được hưởng lương hưu.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu số năm anh chị đóng bảo hiểm càng nhiều thì số tiền nhận được sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, số tiền hằng tháng anh chị đóng bảo hiểm cũng ảnh hưởng đến số tiền khi rút bảo hiểm xã hội.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Nếu anh chị đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên thì không được nhận BHXH 1 lần. Trong trường hợp này NLĐ cần làm thủ tục hưởng lương hưu hàng tháng. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây là ngoại lệ dù NLĐ đóng BHXH 20 năm vẫn được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần:
+ Ra nước ngoài để định cư
+ Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế trong tình trạng không thể tự phục vụ.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị rút tiền bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện trực tiếp, cơ quan BHXH sẽ cấp giấy hẹn và thời gian sẽ kết quả. Do đó, không thể tra cứu kết quả rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng quý khách hàng có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Theo quy định của pháp luật thì khi anh chị muốn rút bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú. Do đó, việc rút bảo hiểm xã hội ở cơ quan BHXH cấp huyện là đúng với quy trình thủ tục luật định.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Theo quy định, sau khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị rút bảo hiểm xã hội anh chị có thể tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi thường trú thông qua 2 hình thức:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH;
- Nộp thông qua đường bưu chính.
Như vậy, anh chị có thể thực hiện việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Anh chị có thể rút bảo hiểm xã hội một lần nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định như sau:
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Lao động nữ đủ 55 tuổi là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội mà khi nghỉ việc chưa đóng BHXH đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Đóng BHXH chưa đủ 20 năm và không tiếp tục đóng BHXH trong 12 tháng;
+ Ra nước ngoài định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV chuyển sang AIDS và bệnh khác theo quy định;
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Nam đủ 60 tuổi 9 tháng và nữ đủ 56 tuổi (năm 2023) đóng BHXH chưa đủ 20 năm và không tiếp tục tham gia BHXH;
+ Đóng BHXH chưa đủ 20 năm và không đóng trong 12 tháng;
+ Ra nước ngoài định cư;
+ Người đang bị mắc bệnh một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV chuyển sang AIDS và bệnh khác theo quy định.
Tham khảo bài viết:
Luật sư trả lời:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng = [1.5 x (1) + 2 x (2)] x Mbqtl
Trong đó:
(1): thời gian đóng trước năm 2014 (năm)
(2): thời gian đóng từ năm 2014 trở đi (năm)
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mbqtl = (3) / (4)
(3): Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng công thức sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.
* Mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH năm 2023 là 1.0
Tham khảo bài viết: