TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN

Q
Có thể xin cấp mã đơn vị bảo hiểm xã hội qua mạng hay không?
A

Luật sư trả lời: 

Hiện nay, ngoài cách kê khai và đăng ký trực tiếp thì các đơn vị có thể xin cấp mã đơn vị bảo hiểm xã hội thông qua việc sử dụng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, tuy nhiên để sử dụng phần mềm thì đơn vị gần phải trả một khoản phí để sử dụng dịch vụ về giao dịch điện tử.

Bài viết hữu ích: Thủ tục xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp

Q
Mã đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
A

Luật sư trả lời: Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có giải thích về mã đơn vị là mã số đơn vị doanh nghiệp. Ở mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất và nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời nó dùng làm mã số thuế, mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Bài viết hữu ích: Thủ tục xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp

Q
Có bao nhiêu cách để tra cứu mã bảo hiểm xã hội qua mạng?
A

Luật sư trả lời: Hiện nay, có 4 cách để tra cứu mã đơn vị bảo hiểm xã hội qua Internet, bao gồm:

  • Tra cứu bảo hiểm xã hội qua cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • Tra cứu bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID
  • Tra cứu bảo hiểm xã hội qua Zalo
  • Tra cứu bảo hiểm xã hội online qua Tổng đài bảo hiểm xã hội

Bài viết hữu ích: Thủ tục xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp

Q
Sau khi triệt sản, tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì để tiến hành thủ tục nhận chế độ thai sản 
A

 Luật sư trả lời:

Sau khi triệt sản, bạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành gồm: 

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú; 
  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 

Sau đó bạn cần nộp hồ sơ lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc theo quy định.

Bài viết hữu ích: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Q
Tôi nghỉ trước sinh 1 tháng thì có được hưởng thai sản hay không?
A

Luật sư trả lời: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội thì NLĐ nữ có thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Vậy nên trường hợp của bạn vẫn có thể được hưởng thai sản.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
NLĐ đóng bảo hiểm 3 tháng có được hưởng thai sản hay không?
A

Luật sư trả lời:

NLĐ đóng bảo hiểm 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đồng thời lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện hành.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Khi nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản hay không?
A

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Quy định pháp luật về chế độ thai sản sinh mổ?
A

Luật sư trả lời:

Hiện tại theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội không có quy định cụ thể về chế độ thai sản sinh thường hay sinh mổ, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản

Q
Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?
A

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ mang thai hộ sẽ được hưởng chế chế độ thai sản nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Bài viết hữu ích: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Q
Bảo hiểm nhân thọ có chế độ thai sản không?
A

Luật sư trả lời: 

Đối với bảo hiểm nhân thọ cơ bản chỉ có các chế độ về bảo vệ khách hàng trước những rủi ro về sức khỏe, tính mạng, tai nạn, bệnh tật… phải nằm viện điều trị, không có quyền lợi thai sản. Tuy nhiên, thai phụ có thể mua thêm bảo hiểm bổ trợ dành cho đối tượng mẹ bầu và em bé.

Bài viết hữu ích: Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản

Trang 17 trong 48 1 15 16 17 18 19 48

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886