Chia sẻ
Các trường hợp báo giảm bhxh muộn

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, việc giảm lao động diễn ra phổ biến. Dẫn đến thông tin BHXH thay đổi và doanh nghiệp bắt buộc phải cập nhật với Cơ quan BHXH nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn chậm trễ báo giảm BHXH và mang lại nhiều rủi ro pháp lý không đáng có. Vậy pháp luật quy định như thế nào về báo giảm BHXH muộn?

1. Các trường hợp doanh nghiệp báo giảm BHXH

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục báo giảm BHXH trong các trường hợp dưới đây:

  • Người lao động nghỉ việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;
  • Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
  • Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng trong các trường hợp như ngừng việc tạm thời không hưởng lương; ngừng việc do được công ty cử đi đào tạo ở nước ngoài…
  • Doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
  • Doanh nghiệp thay đổi hoặc chuyển đổi Cơ quan BHXH

Doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian để thực hiện thủ tục báo giảm BHXH, hết thời hạn này nếu doanh nghiệp không thực hiện thì doanh nghiệp được xem là báo giảm BHXH muộn hay chậm báo giảm BHXH. 

2. Thời hạn báo giảm BHXH muộn

Khi có phát sinh giảm thì doanh nghiệp báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng BHYT của tháng sau. Trường hợp không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh những tháng trước.

Theo đó, khi có phát sinh báo giảm lao động, doanh nghiệp phải kịp thời làm thủ tục báo giảm từ ngày 28 đến ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu báo giảm từ ngày 01 tháng sau, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHYT của cả tháng sau. 

Như vậy, doanh nghiệp phải thực hiện báo giảm BHXH trong thời hạn trên nếu không sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

3. Báo giảm lao động muộn, doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?

Hiện tại, không có mức phạt cụ thể áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp báo giảm lao động chậm, doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT cho các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Báo giảm BHXH muộn mang lại nhiều bất cập cho doanh nghiệp. Hy vọng với bài viết trên có thể phần nào giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro pháp lý về báo giảm BHXH muộn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm Dịch vụ đăng ký tăng/giảm lao động của Giayphepkinhdoanh nếu còn thắc mắc liên quan vấn đề giảm BHXH.

Bài viết hữu ích:

Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ đăng ký tăng/giảm lao động
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến tăng/giảm lao động tham gia bhxh.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.

One Trackback

  1. […] Bài viết hữu ích: Các trường hợp báo giảm BHXH muộn […]

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886