Giới thiệu dịch vụ
Dịch vụ đăng ký tăng/giảm lao động tại Giayphepkinhdoanh là một trong các dịch vụ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức. Bởi lẽ, quy định liên quan đến báo tăng giảm lao động là rất phức tạp mà không phải ai cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, dịch vụ này còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về lao động và tránh các sai sót trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính khó khăn.
1. Báo tăng bhxh khi nào?
Doanh nghiệp cần báo tăng lao động khi:
- Người lao động đi làm lại sau khi nghỉ không lương 14 ngày;
- Người lao động đi làm lại sau khi nghỉ 14 ngày do ốm đau, thai sản;
- Người lao động đi làm lại sau thời gian tạm hoãn hợp đồng;
- Người lao động mới ký kết hợp đồng lao động.
2. Báo giảm bhxh khi nào?
Doanh nghiệp cần báo giảm lao động khi:
- Người lao động nghỉ 14 ngày theo chế độ thai sản;
- Người lao động nghỉ không hưởng lương 14 ngày trở lên trong tháng;
- Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động;
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để báo tăng/giảm lao động BHXH
Để thực hiện dịch vụ, khách hàng cần cung cấp các giấy tờ sau đâu để báo tăng/giảm lao động BHXH:
- Hợp đồng lao động;
- Giấy tờ tùy thân bản sao y chứng thực (CCCD, CMND, Hộ chiếu);
- Mã số BHXH của nhân viên tăng;
- Thông tin đăng nhập tài khoản BHXH;
- Chữ ký số;
- Tờ khai TK1 -TS;
- Danh sách lao động D02 - TS.
4. Thời gian thực hiện việc báo thay đổi lao động BHXH
Thời gian soạn thảo hồ sơ: từ 1-2 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và thanh toán phí dịch vụ;
Thời gian Cơ quan BHXH xử lý hồ sơ:
- Trường hợp báo tăng lao động tham gia BHXH: trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan BHXH tiến hành xử lý hồ sơ báo tăng và trả kết quả
- Nếu người lao động chưa có sổ thì sẽ được cấp sổ BHXH và gửi sổ về địa chỉ công ty;
- Nếu người lao động đã có sổ BHXH rồi thì sẽ tiến hành kiểm tra trên hệ thống cổng dịch vụ công của BHXH.
- Trường hợp báo giảm lao động tham gia BHXH: cũng trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo khi nhận hồ sơ, cơ quan BHXH tiến hành xử lý và trả kết quả là tờ rời gửi về trụ sở Doanh nghiệp.
5. Phí dịch vụ báo cáo tăng/giảm (thay đổi) lao động tham gia bhxh
Phí dịch vụ: từ 500.000 đồng (chưa gồm VAT)
6. Quy trình dịch vụ tại Giayphepkinhdoanh
Đối với đăng ký báo tăng lao động:
Hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ báo tăng lao động qua phần mềm kê khai BHXH điện tử bằng chữ ký số doanh nghiệp;
Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan BHXH.
Đối với đăng ký báo giảm lao động:
Hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ báo giảm lao động qua phần mềm kê khai BHXH điện tử bằng chữ ký số doanh nghiệp;
Soạn thảo hồ sơ chốt sổ BHXH cho lao động tại doanh nghiệp trong trường hợp giảm hẳn lao động.
Tại sao đăng ký tăng, giảm lao động cần thuê công ty Luật uy tín
- Được hỗ trợ tư vấn tất cả những vướng mắc của bạn liên quan đến hoạt động kinh doanh;
- Quá trình đăng ký tăng/ giảm lao động vô cùng quan trọng, nó định hướng đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau này;
- Thủ tục thành lập khá phức tạp đòi hỏi Doanh nghiệp cần chủ động thực với nhiều cơ quan khác nhau;
- Tốn nhiều thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp và đôi khi đánh mất cơ hội kinh doanh của mình chỉ vì những lý do không đáng có;
- Một công ty Luật uy tín vừa là cánh tay phải giải quyết thủ tục pháp lý ban đầu mà còn cả là chỗ dựa vững chắc cho các phát sinh trong quá trình hoạt động sau này.
Tại sao lại chọn Luật NTV?
KINH NGHIỆM
11 Năm hoạt động với hơn 11.000 khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và đồng hành.
TRỌN GÓI
Chúng tôi cung cấp tất cả những gì doanh nghiệp cần phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
HỖ TRỢ TRỌN ĐỜI
Cung cấp đầy đủ dịch vụ cũng như hỗ trợ giải đáp miễn phí cho Doanh nghiệp trọn đời.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Quy trình khoa học và luôn được cải tiến để hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng.
GIÁ DỊCH VỤ
Hợp lý và luôn có chính sách ưu đãi cho Start-up và khách hàng thân thiết.
NHÂN SỰ
100% nhân sự làm đúng chuyên môn, được đào tạo bài bản và thường xuyên.
Quy trình dịch vụ đăng ký tăng, giảm lao động:
Bước 1
Tiếp nhận yêu cầu
Bước 2
Tư vấn và giải đáp thắc mắc
Bước 3
Báo giá và nội dung chuẩn bị
Bước 4
Thực hiện cung cấp dịch vụ
Bước 5
Hoàn thành dịch vụ
-
1. Địa điểm nộp hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh/ VPĐD/ ĐĐKD?
Trả lời: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt văn phòng đại diện.
Hoặc, Nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn -
2. Có những loại hình thành lập chi nhánh mới nào?
Trả lời:
- Thành lập chi nhánh mới cùng tỉnh
- Thành lập chi nhánh mới khác tỉnh
- Thành lập chi nhánh phụ thuộc công ty mẹ
- Thành lập chi nhánh độc lập công ty mẹ
- Thường nếu thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh sẽ chọn chi nhánh phụ thuộc. Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh sẽ chọn hình thức độc lập. Điều này sẽ tiện cho việc kê khai thuế, hạch toán và thực hiện các công việc kinh doanh hơn.
-
3. Khi thành lập chi nhánh cần lưu ý gì?
Trả lời: Khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải phải đáp ứng các điều kiện:Tên chi nhánh, địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh, ngành nghề kinh doanh, người đứng đầu chi nhánh.
Nếu trụ sở chi nhánh không cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính thì các doanh nghiệp cần lưu ý ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ có được phép đăng ký kinh doanh tại nơi đặt chi nhánh không?
Lưu ý: Doanh nghiệp thành lập chi nhánh trong cùng hoặc khác tỉnh/ thành phố mà có ngành ăn uống thì phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.