Chia sẻ
Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là việc không mong muốn xảy ra trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, nếu người lao động xảy ra tai nạn hoặc mắc bệnh do thực hiện công việc và đáp ứng điều kiện thì sẽ được hưởng trợ cấp BHXH theo quy định. Vậy điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN ra sao?

1. Đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/xác định thời hạn/theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người làm việc theo HĐLĐ do người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi ký kết;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động kho đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Bị tai nạn thuộc 1 trong các trường hợp sau:
    • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà nội quy cho phép như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh…;
    • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
    • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;

* Lưu ý: 

Người lao động không được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động nếu bị tai nạn do một trong các nguyên nhân sau: 

  • Do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. 

3. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

Tham khảo: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

4. Mức trợ cấp người lao động được hưởng khi bị TNLĐ, BNN

  • Mức trợ cấp người lao động được hưởng được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Cách tính mức trợ cấp tùy thuộc vào loại trợ cấp mà người lao động được hưởng. Tham khảo bài viết: Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

5. Hồ sơ đăng ký hưởng chế độ TNLĐ, BNN

  • Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm:
    • Sổ bảo hiểm xã hội;
    • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị (nếu điều trị nội trú);
    • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
    • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (theo mẫu).
  • Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm:
    • Sổ bảo hiểm xã hội;
    • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị (nếu điều trị nội trú); giấy khám bệnh nghề nghiệp (nếu điều trị ngoại trú);
    • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
    • Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (nếu bị nhiễm HIV/AIDS);
    • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (theo mẫu).

6. Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

  • Bước 1: người lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu;
  • Bước 2: nộp hồ sơ cho doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc;
  • Bước 3: doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ từ người lao động và lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Bước 4: doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng BHXH theo 1 trong 3 phương thức sau:
    • Qua giao dịch điện tử: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam;
    • Qua dịch vụ bưu chính;
    • Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
  • Bước 5: cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định;
  • Bước 6: người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng các cách sau:
    • Thông qua tài khoản cá nhân;
    • Trực tiếp tại cơ quan BHXH;
    • Ủy quyền cho người khác nhận thay.

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không quá phức tạp nhưng các giấy tờ, hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị khá nhiều dễ gây nhầm lẫn, thiếu sót. Do đó, nếu anh chị không có thời gian thực hiện hoặc gặp bất cứ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo tại: Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886