Chia sẻ
Xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề cần điều kiện gì?

Trung tâm dạy nghề là hình thức đào tạo nghề khá phổ biến hiện nay, dành cho các đối tượng không có khả năng học các chương trình đào tạo khác hoặc muốn rút ngắn thời gian học tập. Vậy thành lập trung tậm dạy nghề cần điều kiện gì không? Cần xin các loại giấy phép nào? Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề ra sao?

1. Thành lập trung tâm dạy nghề cần xin giấy phép gì?

Mở trung tâm hoạt động giáo dục nghề nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy phép sau:

  • Giấy phép thành lập trung tâm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Tham khảo bài viết: Các cấp độ yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh

2. Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo nghề

  • Điều kiện được cấp phép mở trung tâm đào tạo nghề gồm:
    • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
    • Địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1000 m2;
    • Vốn thành lập trung tâm dạy nghề tối thiểu là 05 tỷ đồng (không bao gồm giá trị về đất đai).
  • Điều kiện được cấp phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm:
    • Có quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
    • Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;
    • Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
    • Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu;
    • Có đủ nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
    • Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.
  • Điều kiện đối với giám đốc trung tâm dạy nghề:
    • Có phẩm chất, đạo đức tốt;
    • Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên;
    • Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
    • Có đủ sức khỏe.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho trung tâm.

4. Hồ sơ xin phép thành lập trung tâm dạy nghề

  • Hồ sơ xin phép thành lập gồm:
    • Văn bản đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);
    • Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);
    • Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập, giảng dạy;
    • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/nhà ở của cơ sở dạy nghề còn thời hạn ít nhất 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;
  • Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm:
    • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);
    • Báo cáo các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu);

5. Quy trình thành lập trung tâm đào tạo nghề

  • Bước 1: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin phép thành lập trung tâm dạy nghề (nêu ở mục 4);
  • Bước 2: nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi mở trung tâm;
  • Bước 3: thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm;
  • Bước 4: nhận quyết định cho phép thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Bước 5: chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Bước 6: nộp hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Bước 7: nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

6. Những lưu ý khi mở trung tâm dạy nghề

– Trung tâm dạy nghề chỉ được tuyển sinh, đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

– Đối với trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật thì ngoài các điều kiện nêu ở mục 2, cơ sở phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

  • Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật;
  • Công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
  • Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.

Trung tâm dạy nghề được phép hoạt động giáo dục phải có 2 loại giấy phép sau: quyết định cho phép thành lập trung tâm và giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục theo quy định. Nếu anh chị có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886