Chia sẻ
Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền được “rút chân” ra khỏi một hợp đồng đã được giao kết trước đó. Vậy trong trường hợp nào thì người lao động (NLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng? Hậu quả khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật của NLĐ là gì?

1. Trường hợp nào NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do?

Điều 35 BLLĐ 2019 cho phép NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do chấm dứt mà chỉ cần báo trước cho NSDLĐ theo thời hạn được quy định tương ứng với từng loại hợp đồng, cụ thể:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: báo trước ít nhất 45 ngày;
  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày;
  • Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Khi nào NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

Thông thường, NLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo cho NSDLĐ trước một khoảng thời gian để NSDLĐ có thể chủ động tìm NLĐ mới thay thế, chủ động trong kế hoạch nhân sự của mình vào khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng có lý do chấm dứt thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay mà không cần báo trước cho NSDLĐ

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của BLLĐ năm 2019.
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019.
  • Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rồi tình dục lại nơi làm việc.
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của BLLĐ 2019.
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của BLLĐ 2019.
  • NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

3. Hậu quả pháp lý về đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật của NLĐ

đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật của NLĐ
  • NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc
  • NLĐ được hưởng tiền lương, khoản trợ cấp, phụ cấp và các khoản khác trước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà NSDLĐ chưa thanh toán đầy đủ cho NLĐ

Việc hiểu rõ quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật giúp người NLĐ bảo vệ được quyền lợi của mình và tự do nghề nghiệp.

Bài viết hữu ích:

Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ tư vấn xây dựng và soạn thảo HĐLĐ
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến hợp đồng lao động.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.

6 Trackbacks

  1. […]   12 Tháng Năm, 2023 Chia sẻ     […]

  2. […] Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động […]

  3. […] Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động […]

  4. […] Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không chỉ gây ra sự mất cân đối và không công bằng trong mối quan hệ lao động, mà còn mang theo những hậu quả pháp lý đáng kể. Nếu muốn chấm dứt hợp đồng lao động mà không ảnh hưởng quyền lợi của đôi bên, hãy tham khảo bài viết Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động […]

  5. […] Bài viết hữu ích: Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động […]

  6. […] Bài viết hữu ích: Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động […]

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886