Nhà hàng, quán ăn là ngành nghề kinh doanh khá phổ biến hiện nay, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu của đa số mọi người. Vậy khi muốn mở nhà hàng, quán ăn thì nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty? Cần xin những loại giấy phép gì khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn?
Nội dung chính
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn cần giấy phép gì?
Khi mở nhà hàng hay quán ăn cần chuẩn bị các loại giấy phép sau:
1. Giấy phép kinh doanh (hộ kinh doanh/công ty);
- Thành lập hộ kinh doanh:
- Thời gian có giấy phép từ 3 – 4 ngày làm việc;
- Phí dịch vụ: 490K (chưa VAT);
- Thành lập công ty:
- Thời gian có giấy phép từ 3 – 4 ngày làm việc;
- Phí dịch vụ: chỉ từ 690K (chưa VAT);
2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Thời gian có giấy phép: 15 – 25 ngày làm việc;
- Phí dịch vụ: từ 8.300.000 đồng (chưa VAT);
3. Đáp ứng các điều kiện về PCCC
Tùy thuộc vào quy mô diện tích và khối tích của cơ sở kinh doanh mà quy định về PCCC sẽ khác nhau. Cụ thể, gồm các trường hợp sau:
- Lập hồ sơ phương án PCCC và lưu trữ tại cơ sở;
- Lập hồ sơ phương án PCCC và được cơ quan công an thẩm duyệt;
- Xin giấy phép PCCC cho cơ sở;
- Lập hồ sơ phương án PCCC, được thẩm duyệt và xin giấy phép PCCC theo quy định.
Nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh phải đóng 2 loại thuế sau:
- Thuế môn bài;
- Thuế khoán.
* Lưu ý:
- Thuế môn bài năm đầu tiên, hộ kinh doanh được miễn;
- Mức thuế khoán do cán bộ thuế xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Doanh thu dự kiến;
- Quy mô kinh doanh, giá thuê mặt bằng;
- Doanh thu trung bình các cửa hàng cùng lĩnh vực trong khu vực;
- Tình hình tăng trưởng kinh tế….
Anh chị tham khảo bài viết: Các loại thuế và cách tính thuế đối với hộ kinh doanh
Nghĩa vụ của công ty đối với cơ quan thuế
Doanh nghiệp cần đóng 4 loại thuế cơ bản sau:
- Thuế môn bài;
- Thuế Giá trị gia tăng;
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế Thu nhập cá nhân;
* Lưu ý:
- Miễn thuế môn bài năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Phải thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo tháng/quý….và các nghĩa vụ về thuế khác của công ty.
Anh chị tham khảo bài viết: 4 loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải nộp
Vậy kinh doanh nhà hàng, quán ăn nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?
Việc lựa chọn hình thức hộ kinh doanh hay công ty phụ thuộc vào mục đích và kế hoạch kinh doanh của chủ nhà hàng, quán ăn. Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, anh chị có thể cân nhắc như sau:
- Nếu dự định mở nhà hàng, quán ăn với quy mô nhỏ, không có ý định mở thêm nhiều cửa hàng khác và không có kế toán thì nên thành lập hộ kinh doanh. Bởi vì nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh khá đơn giản, đóng theo mức thuế cố định, không cần báo cáo thuế tháng/quý, báo cáo tài chính…như đối với công ty;
- Nếu dự định mở nhà hàng, quán ăn với quy mô lớn, có kế hoạch mở thêm các chi nhánh, cửa hàng khác thành chuỗi cửa hàng, có kế toán phụ trách các vấn đề về thuế, thu chi,….thì nên thành lập công ty. Bởi vì, quy mô công ty hoạt động sẽ lớn hơn hộ kinh doanh nên các quy định về thuế cũng phức tạp hơn. Ví dụ như: công ty phải đóng nhiều loại thuế hơn, phải thực hiện báo cáo thuế theo tháng/quý, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình lao động…
Bài viết hữu ích:
- Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
- Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng/ quán ăn
- Các loại chi phí được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp
- Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC)
- Dịch vụ làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy toàn quốc
– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –
Việc lựa chọn hình thức kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ thuế của cơ sở kinh doanh nên anh chị cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định. Do đó, nếu anh chị có bất cứ khó khăn nào hoặc không có thời gian tìm hiểu, hãy gọi ngay cho NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên tư vấn và hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo chi tiết tại: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – tiết kiệm hoặc Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.