Chia sẻ
Xin giấy phép gia công cơ khí cần điều kiện gì?

Gia công cơ khí là ngành nghề không quá xa lạ hiện nay khi nhu cầu gia công các loại máy móc dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là khá cao. Vậy khi hoạt động gia công cơ khí thì cần xin giấy phép gì? Điều kiện xin giấy phép gia công cơ khí như thế nào? Và thời gian, chi phí xin giấy phép ra sao?

Gia công cơ khí cần chuẩn bị giấy phép gì?

Ngành nghề gia công cơ khí không thuộc Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không cần xin giấy phép con theo quy định. Tuy nhiên, cơ sở gia công cơ khí cần chuẩn bị các loại giấy phép sau:

  • Giấy phép kinh doanh (hộ kinh doanh/công ty);
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy (nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép).

Tham khảo bài viết sau: Các cấp độ yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh

Điều kiện xin giấy phép gia công cơ khí

Kinh doanh ngành nghề gia công cơ khí cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chủ thể:
    • Từ 18 tuổi trở lên;
    • Có CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực;
    • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
    • Không thuộc trường hợp bị hạn chế hoặc cấm thành lập, quản lý công ty.

Tham khảo bài viết: Những đối tượng bị hạn chế, cấm tham gia đầu tư và quản lý công ty

  • Địa điểm kinh doanh: phải là địa chỉ được phép kinh doanh theo quy định. Địa chỉ đăng ký phải gồm 4 cấp sau: Số nhà, tên đường + Tên phường/xã/thị trấn + Tên quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh + Tỉnh/Tp thuộc trung ương;

* Lưu ý: Để chứng minh địa chỉ được phép kinh doanh, anh chị cần chuẩn bị các giấy tờ như: hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh; giấy xác nhận của chủ đầu tư về việc được phép kinh doanh; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….

  • Và một số yêu cầu khác.

Tham khảo bài viết: Những điều cần biết khi thành lập công ty

Thủ tục xin giấy phép gia công cơ khí

  • Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép phù hợp với loại hình kinh doanh như sau:
    • Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh: giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; bản chụp CCCD/Hộ chiếu có hiệu lực của chủ hộ;
    • Hồ sơ thành lập công ty gồm: giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp; điều lệ công ty; CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và một số giấy tờ khác tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Tham khảo bài viết: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp toàn quốc mới nhất
  • Bước 2: nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại:
    • Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh/thành phố nếu mở công ty;
    • Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện nếu mở hộ kinh doanh;
  • Bước 3: sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu nếu hồ sơ chưa hợp lệ;
  • Bước 4: nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh.

Thời gian và chi phí xin giấy phép gia công cơ khí

  • Thời gian xin giấy phép: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
  • Chi phí xin giấy phép kinh doanh:
    • Lệ phí Nhà nước: 100.000 đồng;
    • Phí thành lập hộ kinh doanh: 490.000 đồng (chưa VAT);
    • Phí thành lập công ty: chỉ từ 690.000 đồng (chưa VAT);

Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh gia công cơ khí

1. Gia công cơ khí có thể đăng ký mã ngành nghề nào?

Gia công cơ khí có thể đăng ký dưới nhiều mã ngành khác nhau. Anh chị có thể tham khảo một số mã ngành sau:

  • Mã 2591: Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại;
  • Mã 2592: gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại;
  • Mã 2593: Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng;
  • Mã 3312: Sửa chữa máy móc, thiết bị;
  • Mã 3315: Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động khác);
  • Và các mã ngành khác phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

2. Gia công cơ khí có bắt buộc hoạt động ở khu công nghiệp?

Hoạt động gia công cơ khí không bắt buộc phải mở trong khu công nghiệp. Vì là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện nên anh chị có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình. Do đó, anh chị có thể lựa chọn mở cơ sở gia công cơ khí ở khu công nghiệp để tận dụng các cơ sở hạ tầng có sẵn như đường xá, điện nước,….

3. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh ngành nghề gia công cơ khí?

Nếu mở hộ kinh doanh gia công cơ khí cần đóng 2 loại thuế sau:

  • Thuế môn bài;
  • Thuế khoán.

Tham khảo bài viết: Các loại thuế và cách tính thuế đối với hộ kinh doanh

Nếu mở công ty gia công cơ khí cần đóng 4 loại thuế cơ bản sau:

  • Thuế môn bài:
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Tham khảo bài viết: 4 loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải nộp

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Ngành nghề gia công cơ khí không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chỉ cần đáp ứng các điều kiện được phép thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh theo quy định. Do đó, nếu anh chị có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên NTV hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo tại: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – tiết kiệm hoặc Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886