Khi doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh (trụ sở chính) thì đồng thời phải thay đổi cơ quan quản lý BHXH. Vậy hồ sơ thay đổi và thủ tục để thay đổi cơ quan quản lý BHXH hiện nay ra sao?
Nội dung chính
1. Vì sao phải thay đổi cơ quan quản lý BHXH?
- Việc thay đổi cơ quan quản lý BHXH phát sinh khi DN thay đổi địa chỉ trụ sở công ty trên Giấy phép kinh doanh không thuộc khu vực quản lý của cơ quan BHXH cũ;
- Tạo sự thống nhất thông tin quản lý;
- Giúp cơ quan BHXH nắm bắt được thông tin DN đăng ký tham gia BHXH cho người lao động.
2. Hồ sơ thay đổi cơ quan quản lý BHXH
Do đây là một thủ tục tích hợp nhiều giai đoạn khác nhau nên thành phần hồ sơ thay đổi cơ quan quản lý BHXH gồm có:
- Giấy phép kinh doanh mới;
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);
- Cùng các giấy tờ khác có liên quan khác.
Bạn có thể tải về trọn bộ hồ sơ thay đổi cơ quan quản lý BHXH tại đây
3. Thủ tục thay đổi cơ quan quản lý BHXH
Quy trình các bước hoàn tất thay đổi cơ quan quản lý BHXH được tiến hành như sau:
Bước 1: Báo giảm BHXH, BHYT, BHTN và chốt sổ BHXH đối với cơ quan BHXH nơi đi
Báo giảm BHXH, BHYT, BHTN
- Chuẩn bị các hồ sơ sau và nộp cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ báo giảm của Công ty.
Chốt sổ BHXH đối với cơ quan BHXH
Thành phần hồ sơ:
- Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ mới (mẫu 321);
- Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ cũ (mẫu 301)
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ chốt sổ của Công ty.
Lưu ý: Thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN đến tháng chuyển đi, nộp hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động tại BHXH nơi đi dứt điểm đến thời điểm chuyển đi.
Bước 2: Làm hồ sơ xin cấp mã đơn vị BHXH
- Sau khi tiến hành báo giảm lao động tại cơ quan quản lý BHXH cũ và được trả kết quả, DN sẽ làm hồ sơ xin cấp mã đơn vị tại cơ quan quản lý BHXH mới nơi DN chuyển địa chỉ.
- Kết quả được báo qua địa chỉ email. Trong thời gian từ 1-7 ngày Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ cấp mã đơn vị BHXH.
Bước 3: Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi đến
Khi đã được cấp mã đơn vị, DN có thể báo tăng lao động tham gia BHXH theo 02 hình thức là nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp trực tiếp
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến/online thì truy cập theo đường link https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/ và điền các thông tin vào rồi tiến hành thủ tục.
Lưu ý: Để nộp trực tuyến thì DN phải có tài khoản và đã được cấp mã đơn vị BHXH.
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Cơ quan Bảo hiểm mà doanh nghiệp đăng ký tham gia
- Sau khi xử lý xong Cơ quan BHXH sẽ cập nhật thông tin trên cổng và DN có thể truy cập vsssid để kiểm tra thông tin.
Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ báo tăng lao động tham gia BHXH.
Lưu ý: Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH đơn vị phải chuyển ngay số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để cơ quan làm căn cứ cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
Bài viết hữu ích: