Chia sẻ
Thủ tục báo cáo tài chính doanh nghiệp

Những thông tin liên quan đến Báo cáo tài chính là vấn đề mà các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp hết sức quan tâm. Vậy Báo cáo tài chính là gì, thủ tục báo cáo tài chính như thế nào và những lưu ý để lập Báo cáo tài chính chuẩn, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

2. Nộp báo cáo tài chính gồm những gì?

Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC đã quy định rõ về những giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị để khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

a) Báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp có thể lựa chọn chế độ kế toán phù hợp tùy thuộc vào quy mô. Doanh nghiệp có thể áp dụng theo Thông tư 133 nếu thuộc dạng vừa và nhỏ, doanh nghiệp có thể áp dụng Thông tư 200 nếu có quy mô lớn.

Doanh nghiệp theo Thông tư 133 sẽ gồm các hồ sơ sau: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối phát sinh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính.

Doanh nghiệp nếu theo Thông tư 200 sẽ cần chuẩn bị các loại hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Thông tư 132/2018/TT-BTC cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

b) Tờ khai Quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN

Doanh nghiệp sẽ không phải nộp nếu trong năm phát sinh chi trả tiền lương, tiền công

–    Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả. Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống.

c) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN

Một số phụ lục sẽ đi kèm trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN, tùy thuộc vào doanh nghiệp phát sinh những gì sẽ có giấy tờ đi kèm đúng theo các thông tư đã quy định, một số phụ lục như:

–    Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Mẫu số 03-1C/TNDN, mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN;

–    Phụ lục về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

–    Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu 03-2/TNDN;

–    Phụ lục mẫu 03-7/TNDN về giao dịch liên kết nếu doanh nghiệp có;

–    Với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cần thêm phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Thời hạn nộp BCTC của doanh nghiệp

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp BCTC quý:

–    Chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kỳ kế toán quý kết thúc doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính. Thời hạn này sẽ được nâng lên 45 ngày với Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ.

–    Các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước, trực thuộc doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tài chính dựa theo thời gian do Tổng công ty và công ty mẹ quy định.

Thời hạn nộp BCTC năm:

–    Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị kế toán phải có báo cáo tài chính để nộp là chậm nhất 30 ngày. Mức thời gian này sẽ nâng lên thành 90 ngày đối với Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ;

–    Thời gian nộp báo cáo tài chính năng của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ sẽ do thời gian mà Tổng công ty, công ty mẹ quy định.

b) Đối với các loại doanh nghiệp khác

–    Thời gian để đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính hàng năm là kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chậm nhất 30 ngày. Thời hạn nộp kế toán chậm nhất 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm với đơn vị kế toán khác.

–    Thời hạn nộp báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trực thuộc với đơn vị kế toán cấp trên sẽ do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

4. Nơi nhận BCTC của doanh nghiệp

Nơi nhận báo cáo

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP

Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x x x x x
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x x x x

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm x x x

x

Doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương, đóng trên địa bàn tỉnh thì báo cáo tài chính sẽ phải nộp và lập cho thành phố trực thuộc Trung ương, Sở tài chính tỉnh. Doanh nghiệp nhà nước Trung ương sẽ phải lập và nộp báo cáo tài chính hàng năm cho Bộ Tài chính.

4. Thời hạn nộp BCTC doanh nghiệp

Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Thời hạn bộ nộp BCTC năm 2020 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2021. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.

Tham khảo thêm: Báo cáo tình hình sử dụng lao động / Dịch vụ báo cáo tài chính năm

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886