Việc doanh nghiệp chậm nộp, hoặc không nộp tờ khai thuế và hóa đơn sẽ áp dụng mức xử phạt như thế nào? Dưới đây là một số quy định của pháp luật về mức phạt trễ hạn Báo cáo mà NTVtax gửi đến Quý Doanh nghiệp tham khảo.
Nội dung chính
Nguyên tắc áp dụng
- Cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
- Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
- Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo quy định.
- Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
- Thời hiệu được tính từ ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế phát hiện.
Hình thức xử phạt.
- Phạt cảnh cáo đối với những hành vi vi phạm về hạn nộp tờ khai thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có hình thức giảm nhẹ hay thuộc các trường hợp được quy định phạt cảnh cáo theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Phạt tiền: tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm cũng như là mức độ nghiêm trọng mà sẽ có những mức phạt khác nhau.
- Buộc khắc phục hậu quả.
Mức phạt trễ hạn các loại tờ khai báo cáo thuế
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Mức phạt | Hành vi vi phạm |
Phạt cảnh cáo | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. |
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. |
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này. |
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế; Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này. |
Mức phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
Quy định về mức phạt khi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn như sau:
Mức phạt | Hành vi vi phạm |
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng | Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới; Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng. |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng | Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng;
Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định; Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới; Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới. |
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.
Trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP. |
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định đối với hành vi được quy định sau đây:
Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng; Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định; Không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định. |
Dịch vụ Báo cáo Thuế tại NTVtax
Phí dịch vụ: Tùy thuộc vào số lượng chứng từ phát sinh trong quý của Doanh nghiệp sẽ có những mức phí khác nhau.
NTVtax sẽ thực hiện:
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ Báo cáo thuế;
- Hỗ trợ giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý, thuế kế toán trong suốt quá trình hoạt động.
Liên hệ Đại lý thuế/Chuyên viên/Kế toán NTVtax theo hotline: 0909 241 885 để được tư vấn chi tiết.
Tham khảo thêm: Dịch vụ mở lại mã số thuế bị đóng / Quy trình Báo cáo thuế
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.