Chia sẻ
06-van-de-can-luu-y-khi-giai-the-ho-kinh-doanh

Hiện nay nhiều Hộ kinh doanh không còn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng vẫn chưa tiến hành thủ tục giải thể hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Vậy khi giải thể thể hộ kinh doanh cần lưu ý những gì? Thủ tục ra sao? Cùng NTV theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin và những điều cần lưu ý.

1. Giải thể Hộ kinh doanh là gì?

Giải thể hộ kinh doanh (HKD) là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm xác định việc hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động và loại bỏ các nghĩa vụ về thuế đã phát sinh trong quá trình kinh doanh.

2. Trường hợp không được phép giải thể Hộ kinh doanh 

Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, HKD không được phép giải thể khi chưa đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm: 

Thanh toán nợ thuế và nghĩa vụ tài chính; 

Các khoản nợ với đối tác, người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

  • Hộ kinh doanh cá thể không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền. 
  • Hô kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký HKD cá thể cấp huyện, nơi đã đăng ký. 

3. Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?

Căn cứ Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HKD như sau:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký HKD là giả mạo;
  • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế; 
  • Kinh doanh ngành, nghề bị cấm; 
  • Do những người không được quyền thành lập HKD thành lập; 
  • Không gửi báo cáo về việc tuân thủ các quy định theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; 
  • Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. 

06-van-de-can-luu-y-khi-giai-the-ho-kinh-doanh

4. Hồ sơ đăng ký giải thể hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, HKD phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

– Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động HKD đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Giấy tờ khác liên quan (nếu có)

Lưu ý: HKD có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động. Trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của HKD.

5. Thủ tục tiến hành giải thể hộ kinh doanh

Bước 1: Thanh toán hết các khoản nợ trước khi giải thể.

Bước 2: Thông báo với cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế.

Bước 3: Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt hoạt động HKD cá thể.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đồng thời thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động đối với hộ kinh doanh cá thể. 

Bước 4: Nộp lệ phí và Nhận kết quả thông báo.

06-van-de-can-luu-y-khi-giai-the-ho-kinh-doanh

6. Mức phạt đối với Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh mà không thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động mà không thực hiện thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, hộ kinh doanh còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Dịch vụ giải thể Hộ kinh doanh của NTV

Phí dịch vụ: 1.000.000 đ (chưa gồm VAT)

Thời gian tiến hành: 3 – 5 ngày làm việc

NTV sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải thể Hộ kinh doanh;
  • Soạn, nộp và giao kết quả về tận nơi;
  • Hỗ trợ giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý, thuế kế toán trong suốt quá trình hoạt động.

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi giải thể doanh nghiệp / Dịch vụ giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886