Thu đổi ngoại tệ là hoạt động diễn khá phổ biến hiện nay bởi lượng du khách đến Việt Nam là rất lớn. Kéo theo nhu cầu đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam là rất cao, bởi nhu cầu ăn uống, mua đồ các sản phẩm đồ lưu niệm là tất yếu khi tham quan, du lịch. Vậy mở đại lý thu đổi ngoại tệ cần điều kiện gì? Thủ tục xin giấy phép hoạt động thu đổi ngoại tệ như thế nào?
Nội dung chính
1. Các giấy phép cần có khi kinh doanh thu đổi ngoại tệ
Mở đại lý thu đổi ngoại tệ cần xin các loại giấy phép sau:
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ;
- Cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện phòng cháy, chữa cháy (nếu có).
Tham khảo tại: Các cấp độ yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh
2. Điều kiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ
Đại lý thu đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận bao gồm:
- Địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ (một hoặc nhiều địa điểm) theo quy định sau:
- Cơ sở lưu trú du lịch đã được Tổng Cục du lịch/Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố xếp hạng từ 3 sao trở lên;
- Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);
- Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định;
- Văn phòng bán vé của các hãng hàng không. hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;
- Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.
- Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ;
- Có biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ;
- Tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ;
- Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ;
- Chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.
3. Thủ tục xin giấy phép hoạt động thu đổi ngoại tệ
- Bước 1: ký hợp đồng làm Đại lý đổi ngoại tệ với Tổ chức tín dụng được phép;
- Bước 2: nộp 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh/thành phố nơi đặt đại lý. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ (theo mẫu);
- Văn bản cam kết địa điểm đặt đại lý đúng quy định (bản sao giấy tờ chứng minh nếu có);
- Văn bản cam kết chỉ làm đại lý đổi ngoại tệ cho 1 tổ chức tín dụng được phép;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đổi ngoại tệ;
- Giấy xác nhận nhân viên trực tiếp làm ở đại lý đổi ngoại tệ đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng biết ngoại tệ thật, giả do tổ chức tín dụng ủy quyền cấp;
- Nội dung quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ;
- Hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ ký với tổ chức tín dụng ủy quyền (bản sao).
- Bước 3: nhận Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ
- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ mà đại lý ký với tổ chức tín dụng;
- Đại lý đổi ngoại tệ phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đổi ngoại tệ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ hết ngày hết hiệu lực/chấm dứt thời hạn hợp đồng.
Bài viết hữu ích:
- Những điều cần biết khi thành lập công ty
- Thành lập công ty nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?
- Hướng dẫn xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài
– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –
Thu đổi ngoại tệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải tiến hành xin giấy phép con khi tiến hành hoạt động. Do đó, anh chị cần tìm hiểu rõ các điều kiện trước khi đăng ký kinh doanh theo quy định. Nếu anh chị không có thời gian tìm hiểu hoặc có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được Luật sư/chuyên viên hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo tại: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – tiết kiệm
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.