Chia sẻ
Các công việc cần thực hiện khi tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp

Tạm ngưng hoạt động là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp khi việc kinh doanh không còn mang lại hiệu quả và cần thời gian để doanh nghiệp điều chỉnh, phục hồi hoạt động. Vậy khi tiến hành tạm ngưng thì doanh nghiệp cần làm những công việc gì? Quy trình tạm ngưng như thế nào?

Trước khi nộp hồ sơ tạm ngừng cần thực hiện:

Doanh nghiệp khi muốn tạm ngưng hoạt động cần đảm bảo thực hiện các công việc sau:

  • Phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế trong thời gian doanh nghiệp hoạt động trước khi tạm ngừng như: lệ phí môn bài, báo cáo thuế quý/tháng, báo cáo tài chính….
  • Thanh toán tiền phạt còn thiếu.

* Lưu ý:

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng tròn 01 năm dương lịch (từ 01/01 – 31/12), không phát sinh nghĩa vụ thuế thì sẽ không phải nộp thuế môn bài, không cần báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho năm tạm ngừng đó.

Các bước nộp hồ sơ tạm ngừng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp sau đó ký tên và đóng dấu công ty theo quy định. Tham khảo bài viết: Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2023

Bước 2: Nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính;
  • Nộp online qua Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ 

Lưu ý:  Đối với doanh nghiệp ở Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương bắt buộc phải nộp hồ sơ online.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;

Bước 4: Nhận kết quả:

  • Giấy chứng nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sẽ nhận được văn bản thông báo về việc sửa đổi, bổ sung.

Sau khi tạm ngưng cần thực hiện các công việc sau:

  • Doanh nghiệp trở lại hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngưng không cần phải thông báo với Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi đã cấp phép để quay lại hoạt động.
  • Doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường thì phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định. Bao gồm các nghĩa vụ cơ bản sau:
    • Kê khai và nộp thuế môn bài hàng năm;
    • Báo cáo thuế theo tháng/quý;
    • Báo cáo tài chính;
    • Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

*Lưu ý: Quý công ty lưu ý thời hạn và thực hiện đúng hạn để tránh bị phạt

Tiếp tục hoạt động trước thời hạn tạm ngừng cần thực hiện

Trường hợp doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.

Tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục tiếp tục kinh doanh trước thời hạn 2023   

Tiếp tục tạm ngưng khi hết thời hạn

  • Doanh nghiệp muốn gia hạn thời hạn tạm ngừng thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh;
  • Thời hạn gia hạn tạm ngừng không quá 01 năm.

Tham khảo bài viết: Các bước gia hạn tạm ngừng kinh doanh

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Thủ tục tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp khá đơn giản chỉ cần nộp hồ sơ tạm ngừng đến cơ quan cấp phép theo quy định. Nếu anh chị có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo tại: Dịch vụ tạm ngừng hoạt động công ty.

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886