Chia sẻ
Quy định về pccc cho Hộ kinh doanh cá thể mới nhất

Hộ kinh doanh cá thể ngoài giấy phép kinh doanh thì còn phải đáp ứng điều kiện pccc. Đặc biệt gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn làm cho công tác pccc được cơ quan kiểm tra chặt chẽ hơn. Tuy nhiên không phải hộ kinh doanh nào cũng đáp ứng điều kiện về pccc như nhau mà còn tùy thuộc vào quy mô, diện tích, số tầng của hộ kinh doanh đó. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các quy định về pccc cho Hộ kinh doanh cá thể mới nhất giúp phần nào giải đáp các thắc mắc cho chủ hộ kinh doanh.

Trường hợp hộ kinh doanh thuê văn phòng thuộc các tòa nhà, khu chợ… 

Thông thường các văn phòng thuộc tòa nhà hoặc cửa hàng nằm trong các khu chợ… đã đáp ứng các điều kiện pccc trước khi cho chủ hộ kinh doanh thuê để hoạt động. Do đó, trong trường hợp, chủ hộ kinh doanh thuê các địa điểm trên để kinh doanh thì không cần đáp ứng thêm điều kiện nào về pccc nữa.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình hoạt động mà chủ hộ kinh doanh có thay đổi về thiết kế của văn phòng, cửa hàng thì cần liên hệ, trao đổi với Bản quản lý của tòa nhà, khu chợ…  để thiết kế lại điều kiện về pccc cho phù hợp với quy định pháp luật.

Trường hợp hộ kinh doanh thuê các căn hộ, nhà riêng lẻ 

Cấp độ 1: Hộ kinh doanh do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý

1. Hộ kinh doanh thuộc cấp độ 1 nào cần chuẩn bị công tác pccc?

  • Hộ kinh doanh là nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học;… có dưới 100 cháu và dưới 1.000 m3- 2.000 m3 (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là phòng khám, nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế,… cao dưới 3 tầng và dưới 1.000 m3;
  • Hộ kinh doanh là trung tâm hội nghị, karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí,… cao dưới 3 tầng hoặc có dưới 1.000 m3-1.500 m3 (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, cửa hàng ăn uống dưới 300 m2 và dưới 1.000 m3;
  • Hộ kinh doanh là khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và dưới 1.500 m3;
  • Hộ kinh doanh là nhà trọ cao dưới 3 tầng và dưới 1.000 m3;
  • Hộ kinh doanh là trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, phòng gym… dưới 1.500 m3;
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, ô tô, mô tô, xe gắn máy dưới 500 m2 và dưới 5.000 m3;
  • Hộ kinh doanh là gara để xe trong nhà có sức chứa dưới 10 xe ô tô; bãi trông giữ xe có sức chứa dưới 20 xe ô tô (Áp dụng chung cả đối bãi giữ xe máy);
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa dưới 150 kg;
  • Hộ kinh doanh là nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình dưới 300 m2.

2. Hộ kinh doanh cá thể thuộc cấp độ 1 cần chuẩn bị những công tác pccc nào?

Chủ hộ kinh doanh cần thực hiện các công tác pccc sau:

  • Lắp đặt các trang thiết bị pccc;
  • Làm hồ sơ phương án pccc;
  • Lưu trữ hồ sơ phương án pccc tại hộ kinh doanh.

Tham khảo: Dịch vụ tư vấn làm hồ sơ phương án phòng cháy chữa cháy (pccc) 

Cấp độ 2: Hộ kinh doanh do cơ quan Công an quản lý 

1. Hộ kinh doanh thuộc cấp độ 2 nào cần chuẩn bị công tác pccc?

  • Hộ kinh doanh là nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học;… có từ 100 cháu trở lên hoặc từ 1.000 m3-2.000 m3 trở lên (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là phòng khám, nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế,… cao từ 3 tầng trở lên hoặc từ 1.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là trung tâm hội nghị, karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, rạp chiếu phim… cao từ 3 tầng trở lên hoặc từ 1.000 m3-1.500 m3 trở lên (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, cửa hàng ăn uống từ 300m2 trở lên hoặc từ 1.000 m3;
  • Hộ kinh doanh là khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc từ 1.500 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là nhà trọ cao từ 3 tầng trở lên hoặc từ 1.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, phòng gym… từ 1.500 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, ô tô, mô tô, xe gắn máy từ 500m2 trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là gara để xe trong nhà có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên; bãi trông giữ xe có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên (Áp dụng chung cả đối bãi giữ xe máy);
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 150 kg trở lên.
  • Hộ kinh doanh là nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình từ 300m2 trở lên.

2. Hộ kinh doanh cá thể thuộc cấp độ 2 cần chuẩn bị những công tác pccc nào?

  • Lắp đặt các trang thiết bị pccc;
  • Làm hồ sơ phương án pccc;
  • Trình hồ sơ phương án pccc cho Công an pccc cấp quận/huyện thẩm duyệt;
  • Lưu trữ hồ sơ phương án pccc tại hộ kinh doanh.

Cấp độ 3: Hộ kinh doanh thuộc diện xin giấy phép pccc (thẩm duyệt thiết kế pccc) 

1. Hộ kinh doanh thuộc cấp độ 3 nào cần chuẩn bị công tác pccc?

  • Hộ kinh doanh là nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học;… có từ 100 cháu trở lên hoặc cao từ 5 tầng trở lên hoặc từ 3.000 m3-5.000 m3 trở lên (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là phòng khám, nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế,… cao từ 5 tầng trở lên hoặc từ 3.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là trung tâm hội nghị, karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, rạp chiếu phim… cao từ 3 tầng-5 tầng trở lên hoặc từ 1.500 m3-5.000 m3 trở lên (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, cửa hàng ăn uống từ 3.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là cơ sở thể thao (trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, phòng gym…) có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là gara để xe ô tô trong nhà từ 3.000 m3 trở lên (Áp dụng chung cả đối bãi giữ xe máy);
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên.

2. Hộ kinh doanh cá thể thuộc cấp độ 3 cần chuẩn bị những công tác pccc nào?

Chủ hộ kinh doanh cần thực hiện các công tác pccc sau:

  • Lắp đặt các trang thiết bị pccc;
  • Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về pccc.

Tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Cấp độ 4: Hộ kinh doanh có nguy hiểm về cháy, nổ

1. Hộ kinh doanh thuộc cấp độ 4 nào cần chuẩn bị công tác pccc?

  • Hộ kinh doanh là nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học;… có từ 350 cháu trở lên hoặc cao từ 7 tầng hoặc từ 5.000 m3-10.000 m3 trở lên (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là phòng khám, nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế,… cao từ 5 tầng trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là trung tâm hội nghị, karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, rạp chiếu phim… có từ 600 chỗ ngồi trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên (tùy từng trường hợp);
  • Hộ kinh doanh là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, cửa hàng ăn uống từ 500 m2 trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc từ 10.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là cơ sở thể thao (trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, phòng gym…) có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc từ 5.000 m3-10.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc từ 5.000 m3 trở lên;
  • Hộ kinh doanh là gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên  (Áp dụng chung cả đối bãi giữ xe máy);
  • Hộ kinh doanh là cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200kg trở lên.

2. Hộ kinh doanh cá thể thuộc cấp độ 4 cần chuẩn bị những công tác pccc nào?

Chủ hộ kinh doanh cần thực hiện các công tác pccc sau:

  • Lắp đặt các trang thiết bị pccc;
  • Làm hồ sơ phương án pccc;
  • Trình hồ sơ phương án pccc cho Công an pccc cấp quận/huyện thẩm duyệt;
  • Lưu trữ hồ sơ phương án pccc tại hộ kinh doanh;
  • Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về pccc.

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích:

Nếu chủ hộ kinh doanh cá thể vẫn chưa xác định được điều kiện pccc mà hộ kinh doanh của mình phải đáp ứng. Hoặc còn bất kỳ vướng mắc nào về quy định PCCC hộ kinh doanh cá thể, hãy liên hệ ngay với Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng.

Phòng cháy chữa cháy (pccc) là một thủ tục rất quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của con người, vì vậy các chế tài cũng rất nghiêm khắc. Quy trình thủ tục để làm giấy phép hoặc hồ sơ pccc cũng không phải dễ dàng. NTV với hơn 12 năm kinh nghiệm hỗ trợ dịch vụ này trên phạm vi toàn quốc.
Nếu cơ sở thuộc đối tượng phải xin giấy phép pccc vui lòng tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Nếu cơ sở của mình thuộc đối tượng cần chuẩn bị hồ sơ, phương án pccc có thể tham khảo bài này: Dịch vụ tư vấn làm hồ sơ phương án phòng cháy chữa cháy

– Thanh Dịu (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886