Chia sẻ
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Quyết định thành lập công ty hay hộ kinh doanh là một vấn đề mà nhiều người quan tâm khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ được ưu và nhược điểm của hai mô hình này. Bài viết dưới đây của NTV sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại hình từ đó sẽ dễ dàng hơn trong quyết định nên thành lập Doanh nghiệp hay là hộ kinh doanh cá thể.

Sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Tiêu chíDoanh nghiệp/Công TyHộ kinh doanh
Trách nhiệm pháp lýChủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn)Chủ hộ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Nghĩa vụ thuế– Đóng 4 loại thuế, gồm: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.
– Phải nộp báo cáo thuế hàng quý.
– Đóng 2 loại thuế là thuế môn bài và thuế khoán.
– Không phải báo cáo thuế.
Tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhân (Trừ doanh nghiệp tư nhân)Không có tư cách pháp nhân
Xuất hóa đơn GTGT(Hóa đơn đỏ/VAT)Được xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGTKhông xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT
Khả năng huy động vốnDễ dàng huy động vốn
Có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu
Không thể huy động vốn
Mở rộng quy mô kinh doanhCó thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanhKhông được mở chi nhánh, văn phòng đại diện;
Quy mô kinh doanh– Quy mô kinh doanh lớn;– Quy mô kinh doanh nhỏ;
Người đại diện theo pháp luậtCó thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luậtChỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh
Số lượng được phép đăng kýMỗi cá nhân có thể thành lập nhiều công ty (Trừ DNTN, mỗi cá cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 DNTN)Mỗi cá nhân chỉ được phép mở 1 HKD, chỉ được mở thêm HKD trong trường hợp các HKD trước đó đã giải thể
Ngành nghề kinh doanhKhông giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanhKhông giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh tuy nhiên nên lựa chọn 1 ngành nghề chính (Vì thuế khoán sẽ tính dựa vào doanh thu)
Chế độ kế toán– Phương pháp thuế khấu trừ;
– Thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán;
– Thuế khoán cố định do cơ quan thuế quy định;
– Thủ tục thuế rất đơn giản – không cần kế toán;
Thủ tục thành lậpKhá phức tạp, tốn nhiều chi phí hơnTương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian và chi phí.
Cơ chế giám sát và quản lýPhức tạp hơnDễ dàng vì quy mô nhỏ gọn

Doanh nghiệp hay Hộ kinh doanh đều có những ưu nhược điểm khác nhau nên không có loại hình nào là tốt hơn loại nào, chỉ là nên chọn loại hình phù hợp hơn. Dựa vào quy mô, nhu cầu và tài chính có sẵn, bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp. Nếu có kế hoạch mở rộng trong tương lai và tập trung vào hoạt động sản xuất, việc thành lập doanh nghiệp là một lựa chọn phù hợp. Còn nếu bạn muốn kinh doanh quy mô nhỏ, dễ quản lý, hộ kinh doanh là một phương án thích hợp, đặc biệt cho cá nhân hoặc hộ gia đình.

Nên đăng ký vốn điều lệ là bao nhiêu khi thành lập công ty/hộ kinh doanh?

Theo quy định Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ là:

+ Tổng giá trị tài sản (bao gồm tiền và các tài sản khác) do các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với hộ kinh doanh, vốn kinh doanh là giá trị tài sản do chủ hộ/thành viên hộ kinh doanh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập hộ kinh doanh.

Mức vốn kinh doanh/ vốn điều lệ khi đăng ký phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của chủ thể thành lập hộ kinh doanh/công ty. Việc đăng ký vốn có thể dựa trên các tiêu chí sau:

  • Quy mô kinh doanh;
  • Chi phí cho cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm kinh doanh;
  • Số lượng nhân viên và chi phí thuê nhân viên;
  • Và các khoản phí khác cần chi khi thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh.

Mức vốn điều lệ/vốn kinh doanh chỉ ảnh hưởng đến thuế môn bài của công ty (vốn điều lệ dưới 10 tỷ thuế môn bài là 2 triệu/năm) mà không ảnh hưởng nhiều đến thuế khoán hàng tháng của hộ kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp/hộ kinh doanh nên kê khai mức vốn hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động và kế hoạch kinh doanh của mình. Cụ thể:

  • Không nên đăng ký mức vốn quá cao vì nếu đăng ký giảm vốn thì thủ tục tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian và đáp ứng nhiều điều kiện;
  • Không nên đăng ký mức vốn quá thấp vì cơ quan thuế sẽ xem xét, không chấp nhận cấp phép đối với mức vốn không hợp lý. 

Do đó, công ty/HKD nên lựa chọn, cân đối mức vốn phù hợp và nếu sau này có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện bất cứ khi nào và thủ tục khá đơn giản.

Quy định về PCCC đối với công ty/hộ kinh doanh

Phòng cháy chữa cháy là quy định bắt buộc các cơ sở kinh doanh (công ty/hộ kinh doanh) phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào quy mô và diện tích của cơ sở mà thuộc 1 trong 4 cấp độ yêu cầu về PCCC như sau:

  • Cấp độ 1: cơ sở kinh doanh chỉ phải chuẩn bị hồ sơ phương án PCCC;
  • Cấp độ 2: cơ sở kinh doanh phải chuẩn bị hồ sơ phương án PCCC và phải được cơ quan công an quản lý thẩm duyệt;
  • Cấp độ 3: cơ sở kinh doanh phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  • Cấp độ 4: cơ sở kinh doanh phải chuẩn bị hồ sơ phương án PCCC, phải được cơ quan công an quản lý thẩm duyệt và phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC.

Anh chị tham khảo bài viết: Các cấp độ yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh

Bài viết hữu ích:

– Quỳnh Anh (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –

Thủ tục để xin giấy phép kinh doanh là thủ tục rất quan trọng để công ty/hộ kinh doanh đi vào hoạt động một cách hợp pháp. NTV với hơn 12 năm kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ này trên phạm vi toàn quốc với chi phí hợp lý. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài: 02838361963 hoặc Hotline: 0902841886 để được Luật sư tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc tham khảo tại: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – Tiết kiệm hoặc Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886