Hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm điểm đến lý tưởng để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn ngay sau khi đầu tư do không biết cần phải làm những thủ tục gì? báo cáo ra sao?…dẫn tới bị vi phạm hành chính về đầu tư nước ngoài, bị xử lý vi phạm. Bài viết này sẽ giúp Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan đối với những vấn đề cần lưu ý sau khi đầu tư vào Việt Nam.
Nội dung chính
1. Mở tài khoản ngân hàng
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện mở 02 loại tài khoản ngân hàng:
– Tài khoản đầu tư: là tài khoản nhà đầu tư chuyển từ tài khoản cá nhân hoặc tài khoản công ty (trong trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân) khi thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Đồng thời, đây là tài khoản nhận lợi tức kinh doanh để chuyển về tài khoản cá nhân của nhà đầu tư.
– Tài khoản đầu tư trực tiếp: Khi thành lập Công ty. Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng.
– Tài khoản đầu tư gián tiếp: Khi góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp. Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một (01) ngân hàng
– Tài khoản thanh toán: thực hiện các giao dịch thu, chi, các nghĩa vụ của doanh nghiệp với đối tác, cơ quan nhà nước,… Công ty có thể có nhiều tài khoản thanh toán.
2. Thực hiện nghĩa vụ thuế
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế sau:
– Lệ phí môn bài: 2.000.000đ – 3.000.000đ/ năm. (Được miễn năm đầu khi doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 trở về sau).
– Thuế giá trị gia tăng: theo các mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo các mức thuế suất: 20%, 32% – 50%.
– Thuế thu nhập cá nhân: cá nhân cư trú (theo biểu lũy tiến) hay cá nhân không cư trú (thuế suất 20%).
– Thuế xuất nhập khẩu: căn cứ theo biểu thuế tổng hợp (theo từng mặt hàng).
– Ngoài ra, tùy vào ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp còn có thể phải nộp các loại thuế như: tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên, môi trường, sử dụng đất,…
Lưu ý:
– Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo nội dung ưu đãi được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính hằng năm.
3. Sử dụng lao động
Doanh nghiệp có thể sử dụng lao động là người Việt Nam và người nước ngoài. Điều kiện:
– Đối với việc sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Đối với việc sử dụng lao động là người Việt Nam sẽ đáp ứng các quy định về hợp đồng lao động.
Khi doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định.
Bước 1: Thực hiện báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, giải trình đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND cấp tỉnh ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu làm việc:
– Văn bản đề nghị
– Giấy chứng nhận sức khỏe/ giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng.
– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp không quá 06 tháng.
– 02 ảnh màu 4cm x 6cm và ảnh chụp không quá 06 tháng.
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (trừ trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng).
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu, visa của người nước ngoài.
4. Chính sách BHXH cho người nước ngoài
a. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:
– Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
– Chưa đủ tuổi nghỉ hưu (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ).
Mức đóng BHXH
Thời điểm đóng |
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
Tổng cộng |
Từ 01/12/2018 đến ngày 30/06/2021 |
3.5% | 0% |
3.5% |
Từ 01/07/2021 đến ngày 31/12/2021 |
3% |
0% |
3% |
Từ 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022 |
17% |
8% |
25% |
b. Bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Hay là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị,…
Mức đóng BHYT: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng (người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%).
c. Tổng mức đóng BHXH và BHYT
Từ 01/07/2021 đến ngày 31/12/2021
|
Người sử dụng lao động (DN) đóng |
Người lao động đóng |
||||||||
Bảo hiểm xã hội |
BHYT | BHTN | Bảo hiểm xã hội | BHYT | BHTN | |||||
Qũy |
Hưu trí | Ốm đau
thai sản |
TNLĐ
BNN |
Hưu trí | Ốm đau
thai sản |
TNLĐ
BNN |
|
|||
Mức đóng |
|
3% | 0% | 3% | 1,5% |
|
||||
Tổng | 3% |
|
||||||||
6% |
1,5% |
Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022
Người sử dụng lao động (DN) đóng |
Người lao động đóng |
|||||||||
|
Bảo hiểm xã hội | BHYT | BHTN | Bảo hiểm xã hội | BHYT |
BHTN |
||||
Qũy | Hưu trí | Ốm đau
thai sản |
TNLĐ
BNN |
Hưu trí | Ốm đau
thai sản |
TNLĐ
BNN |
|
|||
Mức đóng |
14% |
3% | 0% | 3% | 8% | 1,5% | ||||
Tổng | 17% | |||||||||
20% |
9,5% |
5. Bảo lãnh người thân, gia đình sang Việt Nam
Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Tùy theo mục đích nhập cảnh mà người nước ngoài sẽ được cấp thị thực khác nhau. Và trong một số thị thực người nước ngoài có quyền bảo lãnh người thân nhập cảnh thăm, ở cùng, bảo lãnh người thân, gia đình sang Việt Nam.
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì:
– Có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
– Được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý.
6. Mua nhà ở Việt Nam
a) Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức)
– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
b) Hình thức sở hữu
Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở bằng 02 hình thức:
– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
7. Mở rộng hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh theo hình thức:
– Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
– Thực hiện dự án đầu tư
– Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh).
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
8. Báo cáo dự án đầu tư
Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có dự án đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư cho Bộ Đầu tư định kỳ hằng quý, hằng năm gồm các nội dung:
– Vốn đầu tư thực hiện
– Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh
– Thông tin về lao động
– Thông tin nộp ngân sách nhà nước
– Thông tin đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
9. Hoàn thuế
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài có thể được hoàn các loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,…
Thời hạn giải quyết:
– Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước: Chậm nhất là 06 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế thông báo chấp nhận hồ sơ.
– Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế: Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế thông báo chấp nhận hồ sơ.
a) Hoàn thuế giá trị gia tăng
Để được hoàn thuế GTGT doanh nghiệp phải:
– Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
– Đã được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư
– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Các trường hợp hoàn thuế GTGT:
– Thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên
– Thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, gồm: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên.
– Khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, phá sản,… có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
b) Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
– Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập
– Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất
– Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.
– Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm.
– Người nộp đã nộp thuế nhưng không có hàng hóa hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa đã nộp thuế.
c) Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Điều kiện: Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
Trường hợp Việt Nam và nước sở tại (Theo quốc tịch của người nước ngoài) có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì việc hoàn thuế thu nhập cá nhân sẽ thực hiện theo quy định của Hiệp định.
d) Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
Doanh nghiệp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) kho thuộc các trường hợp:
– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu.
– Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, giải thể, phá sản,cho thuê doanh nghiệp nhà nước,…có số thuế TTĐB nộp thừa.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho Nhà đầu tư nước ngoài / Top 8+ vấn đề pháp lý cần lưu ý trước khi đầu tư vào Việt Nam