Với xu hướng mở cửa thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng bán lẻ thực phẩm ngoại nhập như cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với những cửa hàng tạp hóa nội địa, dẫn đến một số cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đã buộc phải tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn với thị trường. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh cửa hàng bán lẻ thực phẩm là gì? Anh/chị có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cửa hàng bán lẻ thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
Lưu ý: Cửa hàng bán lẻ thực phẩm hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể chỉ thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động nếu có thời gian tạm ngừng trên 30 ngày.
- Quyết định/Nghị quyết tạm ngừng kinh doanh của Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị (Tương ứng với công ty TNHH một thành viên/công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần);
- Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị (Tương ứng với công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần).
>>> Tải bộ hồ sơ gia hạn tạm ngừng kinh doanh cửa hàng bán lẻ thực phẩm theo mẫu tại: Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2023
Lưu ý: Trường hợp đại diện theo pháp luật của cửa hàng tiện lợi uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thì phải nộp kèm theo:
- Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền
Bước 2: Cửa hàng bán lẻ thực phẩm phải thông báo tạm ngừng hoạt động chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh, bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký (nếu là hộ kinh doanh) hoặc tại Sở KH&ĐT tỉnh/ thành phố nơi đã đăng ký kinh doanh (nếu là doanh nghiệp). Cửa hàng bán lẻ thực phẩm cũng có thể nộp hồ sơ online qua https://dangkykinhdoanh.gov.vn để tiết kiệm thời gian thực hiện.
Bước 3: Cửa hàng bán lẻ thực phẩm nhận Biên lai giao nhận hồ sơ từ Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ sau khi hồ sơ được nộp thành công.
Bước 4: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cửa hàng bán lẻ thực phẩm sẽ được cấp công văn chấp thuận tạm ngừng. Do đó, hết thời hạn trên, đại diện pháp luật/cá nhân được ủy quyền/chủ hộ kinh doanh mang theo Biên lai giao nhận hồ sơ tới Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả chấp thuận.
2. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, cửa hàng bán lẻ thực phẩm có được phép bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không?
Tạm ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc cửa hàng bán lẻ thực phẩm tạm thời ngừng các hoạt động kinh doanh của mình. Thời gian tạm ngừng kinh doanh thường được sử dụng để nâng cấp, sửa chữa, điều chỉnh hoặc thực hiện các hoạt động cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh trong tương lai. Do vậy, cửa hàng bán lẻ thực phẩm cần tuân thủ các quy định pháp luật và không được tiến hành các hoạt động kinh doanh như bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong thời gian tạm ngừng hoạt động.
Cửa hàng bán lẻ thực phẩm có thể bị phạt tiền hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu không thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tham khảo bài viết này: Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh để hiểu rõ hơn về loại thủ tục này.
– Thanh Dịu (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –
Bài viết hữu ích:
Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ tạm ngừng hoạt động công ty
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.