Chia sẻ
Thủ tục tạm ngừng hoạt động phòng khám

Hiện nay, phòng khám có thể được thành lập theo loại hình công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể tùy theo nhu cầu và mục đích của chủ phòng khám. Tuy nhiên, với mỗi loại hình phòng khám khác nhau thì thủ tục tạm ngừng kinh doanh cũng được thực hiện khác nhau. Anh/chị có thể tham khảo thủ tục tạm ngừng hoạt động phòng khám đối với từng loại hình hoạt động qua bài viết dưới đây.

1. Thủ tục tạm ngừng hoạt động phòng khám

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh phòng khám

Phòng khám hoạt động theo loại hình doanh nghiệp:

  • Tải bộ hồ sơ gia hạn tạm ngừng kinh doanh theo mẫu: tại đây
  • Tổ chức cuộc họp HĐTV/HĐQT (Nếu là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
  • Hoàn thiện hồ sơ theo Quyết định/Nghị quyết của cuộc họp;
  • Ký tên, đóng dấu công ty theo quy định.

Phòng khám hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh:

  • Tải và hoàn thiện bộ hồ sơ gia hạn tạm ngừng kinh doanh theo mẫu: tại đây

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động phòng khám 

Phòng khám hoạt động theo loại hình doanh nghiệp: 

  • Người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật ủy quyền nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT nơi phòng khám đăng ký kinh doanh;
  • Hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn.

Phòng khám hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể:

  • Chủ hộ kinh doanh phòng khám nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý;
  • Hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn.

Lưu ý: Phòng khám đăng ký kinh doanh tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương bắt buộc nộp hồ sơ bằng phương thức trực tuyến, không kể loại hình hoạt động.

>>> Tham khảo thêm Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh qua mạng  

Bước 3: Nhận kết quả 

  • Thời gian giải quyết hồ sơ tiếp tục tạm ngừng hoạt động phòng khám là 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Hết thời hạn trên, phòng khám sẽ nhận kết quả tạm ngừng hoạt động tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện được gửi về địa chỉ phòng khám.

Ngoài ra, chủ phòng khám không cần thực hiện thêm bất kỳ thủ tục nào liên quan đến Giấy phép con như Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy;… 

2. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, phòng khám có phải tiếp tục đóng BHXH cho bác sĩ, nhân viên làm việc tại đây không?

Trong thời gian phòng khám tạm ngừng hoạt động, việc đóng BHXH sẽ phụ thuộc vào tình hình nhân sự thực tế và có thể có sự khác biệt:

  • Nếu phòng khám thực hiện báo giảm hết lao động tham gia BHXH hoặc báo giảm nghỉ không lương toàn bộ lao động: không cần đóng BHXH do phòng khám trong khoảng thời gian này không còn bất kỳ lao động nào đang làm việc nữa.
  • Nếu phòng khám thực hiện báo giảm một phần lao động tham gia BHXH hoặc báo giảm nghỉ không lương một phần lao động: phải đóng BHXH cho bác sĩ, nhân viên vẫn đang làm việc tại phòng khám.
  • Nếu phòng khám vẫn duy trì đóng BHXH bình thường: phải đóng BHXH cho tất cả các bác sĩ, nhân viên đang làm việc tại phòng khám.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục tạm ngừng hoạt động phòng khám. Nếu không có thời gian tự thực hiện hoặc còn thắc mắc liên quan đến tạm ngừng kinh doanh phòng khám, hãy tham khảo bài viết này: Dịch vụ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp 2023

– Thanh Dịu (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –

Bài viết hữu ích:

Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ tạm ngừng hoạt động công ty
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886