Mặc dù loại hình khách sạn đã được phép hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng do phòng chống dịch COVID-19, nhưng hiện nay nhiều khách sạn vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh do vắng khách du lịch. Để giúp chủ khách sạn hiểu rõ hơn về thủ tục tạm ngừng hoạt động, bài viết dưới đây của Giayphepkinhdoanh sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục này.
1. Các bước thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh khách sạn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Số lượng: 01 bộ hồ sơ
– Khách sạn là Doanh nghiệp/công ty:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Quyết định/Nghị quyết tạm ngừng kinh doanh của:
- Chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên;
- Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
- Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của:
- Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
– Khách sạn là hộ kinh doanh (trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh trên 30 ngày):
- Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Lưu ý: Trường hợp đại diện theo pháp luật của khách sạn uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thì phải nộp kèm theo:
- Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
>>> Chủ khách sạn có thể tham khảo bài viết Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2023 để tải toàn bộ file mẫu.
Bước 2: Đại diện theo pháp luật/Người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh/ thành phố nơi đã đăng ký kinh doanh (nếu khách sạn hoạt động theo loại hình doanh nghiệp) và tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (nếu khách sạn hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh)
- Nộp trực tuyến tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn (Khách sạn đăng ký tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương bắt buộc phải nộp hồ sơ qua phương thức này).
Bước 3: Khách sạn nhận Giấy biên nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh
Bước 4: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh cấp công văn chấp thuận tạm ngừng cho khách sạn
2. Khách sạn tạm ngừng hoạt động thì hiệu lực của các loại Giấy phép con có bị tạm ngưng theo không?
Để kinh doanh khách sạn, cá nhân hoặc tổ chức cần cung cấp đầy đủ các loại giấy phép con như: Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (không thời hạn); Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (3 năm): Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường (6 năm): Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sao khách sạn…
Khi khách sạn tạm ngừng hoạt động thì hiệu lực của các loại Giấy phép con sẽ không bị ảnh hưởng, hay nói cách khác là thời hạn của các loại Giấy phép con vẫn tiếp tục có hiệu lực trong thời gian khách sạn tạm ngừng kinh doanh. Do đó, khách sạn vẫn phải tiếp tục duy trì, tuân thủ các yêu cầu và điều kiện của các loại Giấy phép con trên trong thời gian tạm ngừng.
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết thủ tục tạm ngừng hoạt động khách sạn hoạt động theo cả hai hình thức doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Nếu còn thắc mắc liên quan đến tạm ngừng kinh doanh nói riêng hay tạm ngừng hoạt động khách sạn nói riêng, anh/ chị có thể tham khảo bài viết này: Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh
– Thanh Dịu (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –
Bài viết hữu ích:
Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ tạm ngừng hoạt động công ty
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.