Chia sẻ
thanh-lap-van-phong-dai-dien-can-luu-y-nhung-gi

Thành lập văn phòng đại diện cần lưu ý những gì?

Pháp luật quy định văn phòng đại diện là gì? Thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Bài viết này NTV sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết khi tiến hành thủ tục này.

1. Văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.” 

Văn phòng đại diện chỉ được kinh doanh ngành nghề phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.

thanh-lap-van-phong-dai-dien-can-luu-y-nhung-gi

2. Người đứng đầu văn phòng đại diện là ai?

Người đứng đầu văn phòng đại diện có thể là giám đốc hoặc người được giám đốc công ty bổ nhiệm.

3. Chức năng của văn phòng đại diện?

Chức năng của văn phòng đại diện bao gồm:

  • Là trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch đối với các đối tác;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;
  • Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin;
  • Thăm dò thị trường hoặc quảng bá thương hiệu đến các tỉnh thành ngoài tỉnh đang đặt trụ sở:
  • Thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ,..

4. Các lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện

Để quá trình hoàn thành thủ tục thành lập văn phòng đại diện diễn ra suôn sẻ và đúng quy định của pháp luật bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Lưu ý về tên văn phòng đại diện: 

  • Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W chữ số và các ký hiệu;
  • Tên văn phòng đại diện phải mang tên của doanh nghiệp kèm cụm từ “ Văn phòng đại diện”,..
  • Tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
  • Các quy định về tên văn phòng đại diện khác theo quy định của pháp luật.

+ Lưu ý về con dấu của văn phòng đại diện:

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về việc văn phòng đại diện phải có con dấu. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lựa chọn có con dấu để tạo sự thuận lợi cho quá trình hoạt động của văn phòng đại diện.

+ Thành lập văn phòng đại diện có cần nộp thuế môn bài:

Văn phòng đại diện không hoạt động kinh doanh sẽ không cần nộp thuế môn bài.

thanh-lap-van-phong-dai-dien-can-luu-y-nhung-gi

5. Dịch vụ trọn gói tại NTV

Phí dịch vụ: 1.000.000 đ (chưa gồm thuế VAT)

NTV sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập VPĐD;
  • Soạn, nộp và giao kết quả về tận nơi;
  • Hỗ trợ giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý, thuế kế toán trong suốt quá trình hoạt động.

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm tại: Thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói / Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

 

One Trackback

  1. […]   22 Tháng Bảy, 2022 Chia sẻ    […]

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886