Chia sẻ
Kinh doanh thuỷ hải sản cần những điều kiện gì

Hải sản là loại thực phẩm mang lại rất nhiều dinh dưỡng và các món ăn liên quan đến thủy – hải sản được đa số mọi người lựa chọn và sử dụng. Vậy kinh doanh mua bán thủy hải sản cần điều kiện gì không? Các loại giấy phép cần chuẩn bị khi kinh doanh hải sản là gì?

Có thể kinh doanh thủy hải sản dưới hình thức nào?

Kinh doanh thủy hải sản là hoạt động mua các sản phẩm từ biển tại nơi đánh bắt/cơ sở nuôi trồng/các đại lý hải sản lớn về bán lại cho người tiêu dùng hoặc cung cấp hải sản cho các cửa hàng buôn bán hải sản nhỏ hơn.

Hiện nay, kinh doanh thủy hải sản có thể thực hiện theo 2 hình thức sau:

  • Mở cửa hàng buôn bán hải sản;
  • Bán hải sản online trên nền tảng mạng xã hội.
  • Hình thức kinh doanh online hiện nay khá phổ biến, không cần địa điểm cố định, không mất quá nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng. Tuy nhiên, khi kinh doanh trên nền tảng điện tử vẫn phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định.

Các loại giấy phép cần có khi kinh doanh thủy hải sản

Cửa hàng kinh doanh thủy hải sản cần chuẩn bị các loại giấy phép sau:

* Lưu ý:

  • Cá nhân kinh doanh thủy hải sản dưới hình thức mua hải sản từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ thì không phải đăng ký kinh doanh theo quy định;
  • Cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (hộ kinh doanh thủy sản/không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh), không có địa điểm cố định thì không cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Điều kiện kinh doanh cửa hàng hải sản

1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng hải sản

Cơ sở kinh doanh hải sản được cấp phép kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Về chủ thể mở cửa hàng:

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có CCCD còn hiệu lực;
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Không thuộc trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định.

Tham khảo bài viết chi tiết tại: Những đối tượng bị hạn chế, cấm tham gia đầu tư và quản lý công ty

– Về địa điểm kinh doanh: phải là địa điểm được phép kinh doanh. Có đầy đủ 4 cấp gồm: 

Số nhà/Tên đường + Tên phường/xã/thị trấn + Tên quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh + Tỉnh/TP thuộc trung ương;

  • Tên cơ sở kinh doanh phải phù hợp, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên hộ kinh doanh/công ty đã thành lập trước đó;
  • Và một số điều kiện khác.

Tham khảo bài viết chi tiết tại:

2. Điều kiện cấp giấy phép VSATTP cho cửa hàng kinh doanh hải sản

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng hải sản:
    • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng hải sản sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, không nhiễm chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm…;
    • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
  • Đảm bảo an toàn trong bảo quản hải sản:
    • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải đảm bảo vệ sinh;
    • Ngăn ngừa được các côn trùng, bụi bẩn, mùi lạ….
  • Đảm bảo an toàn trong lúc vận chuyển:
    • Phương tiện vận chuyển không làm ô nhiễm hải sản;
    • Bảo đảm điều kiện bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển;
    • Không vận chuyển hải sản cùng với hàng hóa độc hại;
    • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy phép kinh doanh;

Tham khảo bài viết chi tiết tại: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Như vậy, khi tiến hành kinh doanh thủy hải sản anh chị phải đáp ứng điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép ATVSTP theo quy định. Nếu anh chị có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào liên quan đến tất cả các vấn đề nêu trên, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên NTV tư vấn và hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo bài viết: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – tiết kiệm hoặc Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886