Chia sẻ
Doanh nghiệp có những nghĩa vụ gì trong quá trình hoạt động

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, được pháp luật bảo vệ, điều chỉnh bởi rất nhiều Luật. Bên cạnh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp còn một số nghĩa vụ khác như: nghĩa vụ đảm bảo đủ điều kiện chuyên môn, PCCC, BHXH, thống kê,… Bài viết dưới đây được các Luật sư, Đại lý thuế của NTV liệt kê, hướng dẫn cho quý khách hàng của NTV.

1. Treo bảng hiệu

Ngay sau khi được cấp Giấy phép, Doanh nghiệp cần treo bảng hiệu ngay trước trụ sở (thường là bên cạnh số nhà hoặc nơi dễ nhìn thấy. Có rất nhiều Doanh nghiệp bị khoá mã số thuế do không treo bảng hiệu (thường bị cơ quan thuế quy vào lỗi: Doanh nghiệp bỏ trốn hoặc Doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở)

2. Nghĩa vụ Giấy phép đủ điều kiện (Giấy phép con)

Với 1 số ngành phải yêu cầu đảm bảo đủ điều kiện hoạt động, sau khi có Giấy phép kinh doanh, Doanh nghiệp cần đảm bảo đủ điều kiện theo quy định trước khi hoạt động bao gồm:

  • Đảm bảo PCCC (tuỳ vào lĩnh vực hoạt động mà có những quy định khác nhau về pccc)
  • Giấy phép đủ điều kiện (nếu có)

Tham khảo:

3. Nghĩa vụ với cơ quan thuế: 

3.1 Tờ khai môn bài khi mới thành lập 

Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định thời hạn kê khai lệ phí môn bài: chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

3.2. Thuế môn bài hằng năm

Căn cứ tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Mức thu lệ phí môn bài của doanh nghiệp được căn cứ theo vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng3,000,000 đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống2,000,000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh1,000,000 đồng/năm

3.3 Báo cáo thuế tháng/quý

Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo thuế đối với loại thuế GTGT, TNCN khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý. 

Hạn nộp tiền thuế GTGT, khấu trừ thuế TNCN: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế

3.4 Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính:

Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cần phải kiểm toán báo cáo tài chính, 

b) Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân:  

Theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN, TNCN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

c) Thời hạn nộp thuế TNDN: 

Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định: Thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 80% chậm nhất vào 31/01 và số thuế còn lại nộp chậm nhất vào 31/03 hàng năm.   

4. Nghĩa vụ với Sở/Phòng Lao Động Thương binh – xã hội

Căn cứ khoản 2, Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:  Hàng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo về số lượng và sự thay đổi về thông tin sử dụng lao động. 

Đây là thủ tục bắt buộc định kỳ 6 tháng, mỗi năm 2 lần đối với doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ Luật lao động. 

Thời hạn (trước ngày 05/06) và (trước ngày 05/12)

5. Nghĩa vụ với phòng thống kê

Căn cứ Theo điều 110 thông tư 200/2014/TT-BTC: Định kỳ hàng năm thường sau kỳ Báo cáo tài chính các doanh nghiệp cần thực hiện Báo cáo thống kê gửi Cơ quan thống kê. Thông thường vào cuối tháng 3 hàng năm, phòng thống kê sẽ gửi đường dẫn và thời hạn để doanh nghiệp gửi báo cáo tài chính và phiếu điều tra doanh nghiệp.

6. Nghĩa vụ với cơ quan BHXH

  • Ngay sau khi thành lập, doanh nghiệp cần Đăng ký mã đơn vị BHXH
  • Khi Doanh nghiệp có phát sinh việc thuê mướn lao động, DN cần đăng ký tham gia BHXH cho tất cả các nhân viên làm việc cho doanh nghiệp.

Trên đây là 6 nghĩa vụ cơ bản nhất của Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, ngoài ra sẽ phát sinh một số nghĩa vụ khác tuỳ vào khu vực, lĩnh vực hoạt động, thời điểm,… mà có thể có thêm một số nghĩa vụ khác. 

NTV với hơn 12 năm hoạt động cùng kinh nghiệm hỗ trợ hơn 15 nghìn doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà doanh nghiệp cần từ Giấy phép, kế toán thuế, tư vấn pháp lý… nếu có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0902841886 hoặc 02838361963.

Các dịch vụ thế mạnh của NTV:

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886