Mở khóa mã số thuế là bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động lại bình thường bởi khi bị đóng MST doanh nghiệp không được thực hiện bất cứ công việc liên quan đến hóa đơn, thuế…Vậy khi đã bị đóng mã số thuế mà doanh nghiệp không thực hiện mã khóa được không? Mức phạt khi không mở khóa MST là bao nhiêu?
Nội dung chính
1. Các trường hợp bị khóa mã số thuế
- Không nộp báo cáo thuế trong thời gian dài;
- Doanh nghiệp hoạt động tại địa điểm khác với địa điểm đã đăng ký kinh doanh;
- Không nộp tiền thuế khi có phát sinh;
- Không phản hồi thông báo của cơ quan thuế quá 3 lần;
- Doanh nghiệp tạm ngừng nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
2. Mức phạt khi bị đóng mã số thuế
Tùy thuộc vào hành vi vi phạm dẫn đến việc khóa mã số thuế, doanh nghiệp sẽ đóng những mức phạt khác nhau như sau:
- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn: phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng phụ thuộc vào số ngày trễ hạn;
- Đối với hành vi không hoạt động đúng địa chỉ đã đăng ký thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định;
- Và các mức phạt khác tùy vào hành vi vi phạm của doanh nghiệp…
3. Hậu quả của việc bị khóa MST
Khi bị khóa mã số thuế doanh nghiệp không được thực hiện các công việc sau:
- Bị thu hồi giấy phép kinh doanh
- Không được xuất hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng;
- Các loại tờ khai đã nộp từ thời điểm bị khóa mã số thuế qua hệ thống thuế điện tử đều không được chấp nhận:
- Tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN (nếu có);
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Các loại báo cáo quyết toán năm: báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN, TNDN…
- Không được làm các thủ tục liên quan đến giấy phép kinh doanh như: thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi giấy phép đầu tư…
- Chủ doanh nghiệp/người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp sẽ không được xuất cảnh;
4. Hồ sơ mở khóa mã số thuế
- Thông báo đề nghị khôi phục mã số thuế (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản photo);
- Giấy ủy quyền (nếu có);
5. Thủ tục mã khóa MST
- Bước 1: chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở mục 4;
- Bước 2: nộp hồ sơ xin khôi phục lên cơ quan thuế;
- Bước 3: nộp đầy đủ tờ khai, báo cáo, khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan thuế;
- Bước 4: ký vào biên bản sau khi cơ quan ban ngành (cơ quan thuế hoặc UBND phường…) hoàn tất xác minh trụ sở;
- Bước 5: nhận kết quả mở mã số thuế trong 3-5 ngày làm việc sau khi hoàn tất việc xác minh và xử phạt.
Bài viết hữu ích:
– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của Đại lý thuế Anh Khoa) –
Khi bị khóa mã số thuế, doanh nghiệp sẽ không được thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, anh chị cần nhanh chóng tiến hành thủ tục mở khóa MST. Với nhiều năm kinh nghiệm, NTV cung cấp dịch vụ mở khóa mã số thuế nhanh chóng cho quý khách hàng, hay gọi ngay cho NTV qua Hotline: 0902841886 – 02838361963 hoặc tham khảo bài viết sau: Dịch vụ mở lại mã số thuế bị đóng
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.