Thủ đô Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến mà còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất nhì cả nước với số lượng doanh nghiệp chiếm gần ⅓ số doanh nghiệp trên toàn quốc. Vậy muốn mở công ty để bắt đầu kinh doanh tại đây cần làm những gì? Có khác so với ở các tỉnh thành khác không?
Nội dung chính
1. Những ai có đủ điều kiện để thành lập công ty?
Không chỉ cá nhân mà chủ thể là công ty cũng có thể thành lập doanh nghiệp mới thực hiện đầu tư tại Hà Nội. Tuy nhiên, để có thể mở công ty kinh doanh tại thủ đô hoa lệ này phải thỏa mãn được điều kiện cần và đủ sau:
Điều kiện cần:
- Cá nhân: từ đủ 18 tuổi; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Tổ chức: có tư cách pháp nhân và không thuộc những trường hợp bị cấm kinh doanh trong một số ngành, nghề quy định
Điều kiện đủ:
- Không thuộc Những đối tượng bị hạn chế, cấm tham gia đầu tư và quản lý công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật cán bộ, công chức và các luật khác có liên quan.
- Đáp ứng đủ điều kiện về kinh doanh với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Các loại hình kinh doanh phổ biến tại thủ đô Hà Nội
Một số loại hình kinh doanh nổi bật mang nét đặc trưng phổ biến tại nơi đây mà Giayphepkinhdoanh đề xuất cho anh/chị là khách sạn; nhà hàng; quán cà phê mang phong cách cổ điển; công ty cung cấp dịch vụ chụp ảnh Film,… ở các địa điểm du lịch nổi tiếng Tràng An, Tràng Tiền, Hàng Trống,…. Và để việc hoạt động các loại hình trên diễn ra hợp pháp, cá nhân/tổ chức cần đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng cách lựa chọn 1 trong 5 loại hình sau:
- Công ty TNHH MTV
- Doanh nghiệp tư nhân (chỉ do một cá nhân làm chủ do đó tổ chức không thể mở công ty theo loại hình hình này)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải có các giấy phép con tương ứng. Do đó, chủ doanh nghiệp tại Hà Nội cần lưu ý tìm hiểu kỹ quy định kinh doanh các ngành nghề để thực hiện cho đúng và đủ các thủ tục sau khi đã được chấp thuận mở công ty.
>>> Xem thêm So sánh các loại hình doanh nghiệp để lựa chọn được loại hình phù hợp với nhu cầu kinh doanh của anh/chị
3. Chi phí mở công ty tại thủ đô
- Phí dịch vụ có thể là khác nhau giữa các công ty, anh/chị có thể tham khảo mức giá của Giayphepkinhdoanh tại: Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp tiết kiệm
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần
- Lệ phí Nhà nước: 50.000 VNĐ/lần (miễn phí nếu đăng ký trực tuyến)
4. Những thông tin, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
Để hoàn tất giấy đề nghị trên chủ doanh nghiệp tại thủ đô cần cân nhắc xem xét trước những thông tin sau:
- Tên công ty
- Địa điểm kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ
- Đại diện theo pháp luật
- Thông tin đăng ký thuế (địa chỉ, hóa đơn, phương pháp tính thuế, tổng số lao động,…)
– Điều lệ công ty (CTCP/TNHH/CTHD).
– Danh sách cổ đông/thành viên (CTCP/TNHH 2 TV trở lên/CTHD).
– Bản sao các Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/thành viên có sao y chứng thực còn hiệu lực và Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu chủ thể thành lập là tổ chức).
>>> Tham khảo bài viết Hồ sơ thành lập doanh nghiệp toàn quốc mới nhất để tải toàn bộ file hồ sơ mẫu.
5. Quy trình, thủ tục đăng ký mở công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Bước 1. Chuẩn bị thành phần hồ sơ như đã đề cập ở mục 3.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội tại địa chỉ Khu liên cơ Võ Chí Công, Số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội thông qua một trong ba phương thức sau:
- Trực tiếp;
- Qua đường bưu chính viễn thông;
- Trực tuyến qua mạng qua địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 3. Nhận kết quả đăng ký thành lập trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Phòng ĐKKD nhận được hồ sơ hợp lệ không bị bổ sung.
6. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký thành lập tại Hà Nội
Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thủ đô.
7. Các công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi được cấp GCNĐKDN
- Đặt biển hiệu và treo biển tại trở chính công ty ở Hà Nội (biển hiệu cần có đầy đủ nội dung: Tên công ty + MST + Địa chỉ);
- Khắc con dấu công ty;
- Đăng ký chữ ký số điện tử phục vụ cho việc kê khai và đóng thuế (hiện nay cơ quan thuế thực hiện chi thu qua mạng điện tử nên chữ ký số là bắt buộc cần có của mỗi doanh nghiệp)…
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp trong bộ hồ sơ mở công ty là thông tin rất quan trọng và cần thiết để cơ quan ĐKKD quyết định việc chấp thuận một doanh nghiệp được thành lập. Do vậy, để tránh có những sai sót và rủi ro tiềm ẩn không đáng có trong quá trình soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục, Giayphepkinhdoanh mời anh/chị tham khảo bài viết Những điều cần biết khi thành lập công ty để có cái nhìn tổng quan về các thông tin cần chuẩn bị trước như tên, địa chỉ, vốn… khi thành lập công ty mới ở Hà Nội.
– Thanh Dịu (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –
Đăng ký thành lập công ty là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng, nếu anh chị không đủ có nhiều thời gian tìm hiểu, muốn doanh nghiệp hoạt động đúng luật, bài bản ngay từ đầu thì hãy để Luật sư của NTV giúp anh chị thực hiện công việc này với mức phí rất hợp lý. Trình tự công việc chúng tôi thực hiện được giới thiệu trong bài viết này: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Trọn Gói
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến thủ tục thành lập công ty.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.