Chia sẻ
Những lưu ý về Pháp lý khi góp vốn hợp tác kinh doanh

Góp vốn hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư phổ biến mang lại nhiều lợi nhuận và rủi ro nhất hiện nay. Do vậy, việc nắm chắc và hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến góp vốn vào các tổ chức khi thực hiện đầu tư là vô cùng quan trọng. Mời anh/chị tham khảo bài viết những lưu ý về pháp lý khi góp vốn hợp tác kinh doanh để biết chi tiết hơn.

1. Góp vốn kinh doanh là gì?

Góp vốn/Đầu tư kinh doanh được hiểu là việc các cá nhân/tổ chức dùng tài sản (hữu hình/vô hình) của mình cùng nhau góp vào để tạo thành nguồn vốn nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua hình thức thành lập doanh nghiệp/mua vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp… 

Mục đích của việc góp vốn với mục đích kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động công ty và hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh.

2. Ai được quyền góp vốn vào công ty để kinh doanh?

Hiện nay, pháp luật quy định một số chủ thể bị hạn chế, không được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp hay mua phần vốn góp, cổ phần của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Cụ thể:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý;
  • Công chức không được mua phần vốn góp trong công ty TNHH;
  • Công chức chỉ được góp vốn với tư cách là cổ đông (CTCP); với tư cách là thành viên góp vốn (Công ty hợp danh).

Như vậy, mọi cá nhân và tổ chức có tư các pháp nhân đều có quyền góp vốn với mức không hạn chế tại các công ty trừ các đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như đã đề cập ở trên.

3. Các hình thức góp vốn hợp tác kinh doanh

  • Góp vốn bằng tiền mặt (hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng);
  • Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ (Quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, sáng chế, …);
  • Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật: phần mềm, ứng dụng, công thức đồ ăn, thức uống… phục vụ cho việc kinh doanh nhưng phải tổ chức thẩm định theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật các liên quan.

4. Quy định về góp vốn kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp

Thời hạn góp đủ số vốn đã cam kết:

Kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH 1TV: Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Các thành viên trong công ty phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày;
  • Công ty hợp danh: Pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ vốn của mà chỉ yêu cầu phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết là được;
  • Công ty cổ phần: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày. Thời hạn này có thể ngắn hơn nếu Điều lệ công ty quy định nhưng không được vượt quá con số 90 ngày mà pháp luật đề ra;
  • Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập.

Thay đổi tài sản đã cam kết góp bằng loại tài sản khác được không?

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1TV: Chủ sở hữu không được quyền thay đổi loại tài sản góp vốn như đã đăng ký trước đó mà phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thành viên công ty được quyền thay đổi loại tài sản góp vốn khác với loại tài sản đã cam kết trước đó, nhưng với điều kiện là được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại;
  • CTCP: Cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua và có thể thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau miễn là được công ty đồng ý hoặc trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • DNTN: Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nên loại tài sản góp vào nên chủ doanh nghiệp có thể thay đổi loại tài sản góp vốn theo ý muốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, miễn là loại tài sản này được pháp luật cho phép làm tài sản góp vốn.

Không góp đủ vốn như đã đăng ký có bị gì không?

Đối với doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ;
  • Công ty TNHH 2TV trở lên: Công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định trên;
  • CTHD:
    • Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty;
    • Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Công ty cổ phần: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này;
  • Doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký nên nếu không có đủ vốn để góp như đã cam kết, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện thay đổi vốn đã đăng ký.

Đối với thành viên/cổ đông công ty:

Phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên:

  • Công ty TNHH MTV: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính;
  • Công ty TNHH 2 thành viên: Các thành viên phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính;
  • Công ty cổ phần: Cổ đông phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính;
  • Công ty hợp danh và DNTN: thành viên, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.

5. Mẫu hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh

Các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tư kinh doanh: tại đây.

Nếu đã nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến vốn góp hợp tác kinh doanh, nhưng trong quá trình thành lập doanh nghiệp các bên vẫn còn vướng mắc chưa rõ về hồ sơ, điều kiện mở công ty,… anh/chị có thể tham khảo thêm bài viết Những điều cần biết khi thành lập công ty

– Thanh Dịu (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –

Đăng ký thành lập công ty là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng, nếu anh chị không đủ có nhiều thời gian tìm hiểu, muốn doanh nghiệp hoạt động đúng luật, bài bản ngay từ đầu thì hãy để Luật sư của NTV giúp anh chị thực hiện công việc này với mức phí rất hợp lý. Trình tự công việc chúng tôi thực hiện được giới thiệu trong bài viết này: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Trọn Gói
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến thủ tục thành lập công ty.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

One Trackback

  1. […] Những lưu ý về Pháp lý khi góp vốn hợp tác kinh doanh […]

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886