Chia sẻ
mo-phong-kham-tu-nhan-va-nhung-dieu-can-biet

Đi kèm với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh như hiện nay. Việc Mở phòng khám tư nhân cũng trở thành một trong những vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp đang quan tâm. NTV sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục này qua bài viết sau

I. Các loại hình của phòng khám tư nhân

  • Phòng khám đa khoa;
  • Phòng khám chuyên khoa;
  • Phòng khám bác sĩ gia đình;
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
  • Phòng xét nghiệm;
  • Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-quang.

II. Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Theo quy định, phòng khám tư nhân là hình thức tổ chức của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. 

 1. Điều kiện chung

  1. Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
  2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động 

Phòng khám tư nhân được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng.

Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định trên, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động  đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.

III. Hồ sơ xin mở phòng khám tư nhân:

Để được cấp phép mở phòng khám tư nhân, cá nhân/tổ chức phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người phụ trách, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại phòng khám.
  • Các giấy tờ khác có liên quan,..

IV. Thủ tục mở phòng khám tư nhân

Quy trình thành lập phòng khám tư nhân cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: hoàn thiện chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế và nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Sau khi có biên bản thẩm định thì Bộ Y tế phải đưa ra một trong những quyết định sau:

  • Cấp chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị cấp nếu trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc ra thông báo bổ sung nếu hồ sơ còn thiếu sót;
  • Ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do nếu trong trường hợp từ chối cấp chứng chỉ hành nghề.

=> Tổng thời gian cấp chứng chỉ hành nghề thông thường tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài; người Việt Nam cư trú tại nước ngoài thì thời hạn kiểm định hồ sơ sẽ kéo dài hơn để xác minh nhưng không quá 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoặc xin giấy phép đầu tư (đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).

Bước 3: Xin cấp phép hoạt động khám chữa bệnh.

V. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với phòng khám tư nhân

Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có thể bị phạt đến 50.000.000 đ đối với cá nhân.  Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính tổ chức có thể bị phạt đến 100.000.000đ

Dịch vụ mở phòng khám tư nhân của NTV

Phí dịch vụ: >/= 20.000.000 đ (chưa gồm thuế VAT)

NTV sẽ thực hiện:

  •     Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến mở phòng khám;
  •     Soạn, nộp và giao kết quả về tận nơi;
  •     Hỗ trợ giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý, thuế kế toán trong suốt quá trình hoạt động.

Giấy tờ chuẩn bị: Danh sách người đăng ký hành nghề tại phòng khám + Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Thời gian tiến hành: Trong vòng 45 – 60 ngày làm việc (tùy tình hình thực tế).

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm: Dịch vụ mở phòng khám tư nhân / Những lưu ý khi mở phòng khám tư nhân

3 Trackbacks

  1. […] xin giấy phép mở phòng khám tư nhân, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên lưu ý. Dưới đây là một số lưu ý […]

  2. […] xin giấy phép mở phòng khám tư nhân, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên lưu ý. Dưới đây là một số lưu ý […]

  3. […] xin giấy phép mở phòng khám tư nhân, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên lưu ý. Dưới đây là một số lưu ý […]

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886