Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong luật Doanh nghiệp năm 2020, mục đích chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là nhằm thay đổi cơ cấu về vốn, thành viên, hay thay đổi chiến lược kinh doanh mở rộng quy mô hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động…
Vậy khi thực hiện thủ tục chuyển đổi cần lưu ý những gì? NTV sẽ cùng chủ doanh nghiệp tìm hiểu những nội dung sau để làm rõ hơn:
Nội dung chính
1. Tại sao cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm riêng. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và định hướng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong các trường hợp như sau:
- Chuyển đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp muốn huy động thêm vốn (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên muốn chuyển thành công ty cổ phần).
- Doanh nghiệp muốn có tư cách pháp nhân và chuyển sang chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn (Doanh nghiệp tư nhân chuyển thành các loại hình doanh nghiệp khác).
- Chuyển đổi theo quy định của pháp luật:
+ Do thay đổi cơ cấu thành viên, cơ cấu cổ đông ( số lượng thành viên góp vốn vào công ty vượt quá 50 thành viên thì công ty TNHH 2 thành viên phải chuyển thành công ty cổ phần).
Lưu ý: Nếu trong trường hợp số lượng, cơ cấu thành viên, cổ đông không đủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, công ty phải làm thủ tục giải thể (theo điểm c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020).
2. Những loại hình doanh nghiệp nào được phép chuyển đổi?
- Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP
- Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH MTV
- Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh
3. Khi thay đổi loại hình công ty có phải xác nhận nghĩa vụ thuế hay quyết toán thuế không?
Khi chuyển đổi loại hình, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế TNDN. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển đổi chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
Trường hợp mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm.
4. Trường hợp nào được miễn quyết toán thuế TNDN?
Theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 16 Sửa đổi Điều 12, Thông tư 156/2013/TT-BTC, nếu doanh nghiệp chuyển đổi loại hình trong các trường hợp sau thì không phải khai quyết toán thuế:
+ Công ty TNHH sang Công ty Cổ phần hoặc ngược lại
+ Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần
Bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi.
5. Thay đổi loại hình doanh nghiệp có cần làm lại con dấu không?
Khi chuyển đổi loại hình công ty/doanh nghiệp nếu con dấu có ghi nhận nội dung tên doanh nghiệp thì nên thực hiện thay đổi mẫu con dấu để đảm bảo sự đồng nhất trong thông tin, thuận tiện trong các giao dịch và tránh gây nhầm lẫn.
6. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi mã số doanh nghiệp không?
Khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình không cần phải thay đổi mã số doanh nghiệp. Việc chuyển đổi không làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, mà chỉ là sự chuyển sang một mô hình hoạt động khác.
Thông tin về địa điểm kinh doanh, chi nhánh, Văn phòng đại diện cũ
(Liên hệ Luật sư để được tư vấn chi tiết)
7. Thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần chú ý gì?
CMND/CCCD của các cổ đông, thành viên nếu hết hạn phải đổi lại mới có thể thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
Địa chỉ trụ sở thay đổi do thay đổi địa giới hành chính phải thay đổi lại trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh;
Khi thay đổi chuyển nhượng vốn nên thực hiện chuyển khoản qua tài khoản số vốn chuyển nhượng và phải kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của NTV
Phí dịch vụ: 1.500.000đ (chưa gồm thuế VAT)NTV sẽ thực hiện:
- Soạn và nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Nhận kết quả hồ sơ chuyển đổi loại hình;
- Khắc dấu mới cho doanh nghiệp khi thay đổi loại hình công ty; làm hồ sơ thông báo mẫu dấu mới lên sở kế hoạch đầu tư;
- Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc chuyển đổi loại hình công ty để điều chỉnh lại thông tin trên hóa đơn; phát hành lại mẫu hóa đơn mới nếu Cơ quan thuế yêu cầu;
- Làm thủ tục thông báo thay đổi thông tin tại ngân hàng.
Tham khảo thêm tại: So sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay / Dịch vụ quyết toán thuế Doanh nghiệp
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.