Chia sẻ
giam-von-dieu-le-va-nhung-dieu-can-luu-y-Luat-NTV

Trong quá trình hoạt động của công ty vì nhiều lý do mà bạn muốn thay đổi tăng hoặc giảm vốn điều lệ để phù hợp với sự phát triển của công ty. Vậy giảm vốn điều lệ cần lưu ý những gì? Hãy cùng NTV tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:

1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ:

  • Đối với công ty đã thành lâp doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên/cổ đông:

       + Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty.

       + Hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên/cổ phần của cổ đông theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu/ các thành viên/ cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

2. Điều kiện giảm vốn:

Điều kiện khi thực hiện cần đáp ứng những điều kiện giảm vốn điều lệ cơ bản sau đây: 

  • Việc giảm vốn phải thuộc các trường hợp được Luật doanh nghiệp quy định.
  • Thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định cho từng loại hình doanh nghiệp
  • Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật đầu tư

3. Tại sao doanh nghiệp nên giảm vốn điều lệ?

  • Khả năng tài chính của Doanh nghiệp thấp hơn mức vốn đã đăng ký.
  • Thay đổi cơ cấu tổ chức công ty (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
  • Giải quyết yêu cầu rút vốn, mua lại vốn góp của các thành viên, cổ đông công ty

4. Hồ sơ giảm vốn điều lệ

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký).
  • Quyết định giảm vốn
  • Biên bản họp 
  • Danh sách thành viên công ty/cổ đông công ty.
  • Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền.

Cùng các giấy tờ khác có liên quan.

5. Có phải nộp kèm báo cáo tài chính khi thực hiện giảm vốn không?

Theo quy định tại khoản 4 điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp giảm vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hoàn trả vốn góp hay mua lại phần vốn góp phải nộp kèm báo cáo tài chính. Các trường hợp khác như giảm vốn công ty một thành viên, giảm vốn công ty cổ phần không cần nộp kèm theo báo cáo tài chính.

6. Khi Công ty mua lại một phần cổ phần của cổ đông tạo thành cổ phiếu quỹ thì có phải đăng ký giảm vốn điều lệ không?

Đối với công ty đại chúng, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần công ty phải đăng ký giảm vốn tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

7. Giảm vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không?

Trường hợp việc giảm vốn làm giảm mức thuế môn bài, doanh nghiệp cần làm nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung chậm nhất là ngày 30/01 năm sau (theo Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

Dịch vụ giảm vốn điều lệ tại NTV:

Thời gian: từ 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ Hồ sơ hợp lệ
Phí dịch vụ: 990.000 đ (chưa gồm thuế VAT)
Lệ phí nhà nước: 100.000 đ (chưa gồm thuế VAT)

NTV sẽ thực hiện:

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục giảm vốn điều lệ;
  2. Soạn, nộp và giao kết quả về tận nơi;
  3. Hỗ trợ giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý, thuế kế toán trong suốt quá trình hoạt động.

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm tại:  Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanhQuy định chung về vốn điều lệ – Công ty Luật NTV 

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886