Chia sẻ
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn?

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Bạn muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng có quá nhiều băn khoăn về thông tin công ty?  Đặc biệt, bạn không biết thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn? Hãy để Luật NTV hỗ trợ thông tin giúp bạn khởi nghiệp thành công.

Trước khi tìm hiểu về mức vốn theo quy định của pháp luật, Luật NTV xin chia sẻ nội dung cơ bản về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn

a. Công ty TNHH một thành viên

Đặc điểm: Theo quy định tại Điều 74 Luật doanh nghiệp:

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp;

– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

– Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.

– Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Đặc điểm: Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh Nghiệp:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp;

– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa không vượt quá 50;

– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp;

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân;

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói

2. Phân loại vốn kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn

a. Vốn điều lệ

Là số vốn do chủ sở hữu, thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

+ Vốn điều lệ của công ty ở nước ta được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật.

+ Tùy loại hình công ty mà doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ. Chủ sở hữu phần vốn góp Công ty TNHH chịu TNHH trên phần vốn góp của mình. Hơn nữa, doanh nghiệp cần cân nhắc mức vốn điều lệ dựa trên nhu cầu kinh doanh thực tế và khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên công ty.

+ Bên cạnh đó, cần dựa vào bậc thuế môn bài để có lựa chọn phù hợp vì mức vốn điều lệ sẽ là cơ sở để áp dụng bậc nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

+ Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ – CP của Chính Phủ và Thông tư 302/2016/TT – BTC của Bộ Tài Chính quy định về mức thuế môn bài đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

  •     Trên 10 tỷ đồng: đóng 3.000.000 đồng/năm
  •     Từ 10 tỷ đồng trở xuống: đóng 2.000.000 đồng/năm

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: đóng 1.000.000 đồng/năm.

Xem thêm: Quy định chung về vốn điều lệ

b. Vốn pháp định

Là mức tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

c. Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là vốn bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.

Ví dụ:

+Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, mức ký quỹ như sau:

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

  1. a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
  2. b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
  3. c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

d) Vốn góp của tổ chức cá nhân nước ngoài

Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Quy định về việc góp vốn khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

a) Công ty TNHH một thành viên

Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp:

– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại trên, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

Xem thêm: Quy định chung về việc góp vốn

b) Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp:

– Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp.

Xử lý có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết:

+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

+ Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp thì có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

– Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết. Công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp trên.

– Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chi tiết

Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu:

+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

+ Vốn điều lệ của công ty;

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú; Quốc tịch; Số thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu; Tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

+ Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;

+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Vốn điều lệ là một trong những nội dung quan trọng đối với việc thành lập doanh nghiệp. Luật NTV hy vọng quý khách hàng có thể lựa chọn mức vốn phù hợp và đúng luật.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886