Kinh doanh nhà thuốc hiện là lĩnh vực đầu tư tiềm năng “1 vốn 4 lời” và thường ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế. Bởi ai cũng ít nhất 1 lần tìm đến các cơ sở bán lẻ thuốc để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của mình. Dưới đây là những vấn đề cần chú tâm khi mở nhà thuốc tư nhân, cùng tìm hiểu để biết điều kiện và kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn nhé!
Nội dung chính
I. Nhà thuốc/ Cơ sở bán lẻ thuốc thành lập mới phải đạt chuẩn GPP
- Nhà thuốc hay cơ sở bán lẻ thuốc phải đạt chuẩn GPP không chỉ cần thiết với mục đích nâng cao chất lượng trong lĩnh vực dược mà còn là điều kiện bắt buộc về mặt pháp lý để đưa nhà thuốc đi vào hoạt động.
- Pháp luật hiện hành đã quy định, nhà thuốc mới thành lập phải đạt chuẩn GPP. Đặc biệt tại 04 khu vực kinh tế lớn của cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, quy định này lại càng được siết chặt hơn.
(Căn cứ tại Thông tư số 02/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc).
II. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị khi mở nhà thuốc
1. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Diện tích tối thiểu của nhà thuốc tây phải đạt 10m2. Phải được bố trí không gian và sắp xếp thuốc theo đúng quy định như: có khu vực để trưng bày, khu bảo quản thuốc, khu vực để người bán lẻ thuốc trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người mua thuốc;
- Đặc biệt lưu ý đến khu vực bảo quản thuốc, phải đảm bảo là nơi sạch sẽ, khô ráo, đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản.
2. Về trang thiết bị kỹ thuật
- Đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị bảo quản như tủ, khay đếm, túi đựng thuốc… theo đúng yêu cầu bảo quản;
- Các loại thuốc khác nhau nên được phân loại cụ thể để tránh nhầm lẫn và dễ dàng quản lý;
- Đồng thời, ngoài các trang thiết bị y tế thông dụng, nhà thuốc phải đảm bảo có đủ cơ sở vật chất bắt buộc như: có máy tính kết nối với cổng thông tin Bộ Y tế, có phần mềm quản lý bán lẻ thuốc, nhiệt kế, ẩm kế, thiết bị theo dõi nhiệt tự ghi;
- Nhà thuốc cũng cần trang bị thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, mỗi nhà thuốc cũng cần chuẩn bị các tài liệu chuyên môn cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như: danh mục các thuốc cấm sử dụng, quy định quy chế của nghề dược, nội quy và quy trình bán thuốc, tài liệu tra cứu về sử dụng thuốc, v.v…
Tham khảo: Dịch vụ mở nhà thuốc
III. Điều kiện về nhân sự khi mở nhà thuốc tư nhân
1. Tiêu chuẩn của người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc
Người đứng tên chịu trách nhiệm chuyên môn về hoạt động của nhà thuốc phải có bằng đại học về dược và có chứng chỉ hành nghề dược sĩ của Bộ Y tế cấp với thời gian thực hành chuyên môn tương ứng tối thiểu từ 2 năm tại các cơ sở dược hợp pháp.
2. Tiêu chuẩn về nhân sự khác
- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải có bằng cấp chuyên môn về dược từ trung cấp trở lên và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao.
- Nhà thuốc/ cơ sở bán lẻ thuốc phải có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động.
Lưu ý: Nhà thuốc phải đảm bảo có tối thiểu 01 dược sĩ đứng tên chịu trách nhiệm chuyên môn về hoạt động và thường trực tại nhà thuốc, tránh trường hợp Cơ quan kiểm tra đột xuất nhà thuốc nhưng vắng mặt dược sĩ mà không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo đúng quy định của pháp luật có thể sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị rút giấy phép hành nghề của cơ sở.
IV. Quy định về thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)
- Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp;
- Trường hợp Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP hết thời hạn như đã cấp, nhà thuốc/cơ sở bán lẻ thuốc phải tiến hành thủ tục đề nghị đánh giá việc duy trì đáp ứng GPP để được tiếp tục hoạt động theo đúng quy định pháp luật, tránh trường hợp cơ quan kiểm tra đột xuất mà giấy phép hết hiệu lực có thể sẽ bị xử phạt hành chính không đáng có.
V. Lưu ý về mặt bằng kinh doanh nhà thuốc
- Địa điểm mở nhà thuốc là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của việc kinh doanh nhà thuốc. Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn đạt chuẩn GPP về diện tích, cơ sở vật chất, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh lý tưởng, thuận lợi buôn bán là rất quan trọng.
Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đã chọn thuê được một địa điểm thuận lợi để kinh doanh, đã xây dựng được thương hiệu của nhà thuốc trong lòng người tiêu dùng nhưng vì những lý do chủ quan dẫn đến hậu quả không mong muốn như phải trả lại mặt bằng kinh doanh do hợp đồng thuê vi phạm quy định hay địa điểm kinh doanh là bất hợp pháp.
Do đó, theo kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân cho nhiều khách hàng trước đây tại Luật NTV. Bạn cần làm tốt về mặt pháp lý ngay từ khâu lựa chọn địa điểm mở nhà thuốc:
- Trường hợp là địa điểm thuộc quyền sử dụng của mình thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.
- Trường hợp thuê hoặc mượn địa điểm thì phải có Hợp đồng thuê/ mượn địa điểm với chủ sử dụng đất hợp pháp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Lưu ý: Hợp đồng thuê/ mượn địa điểm nên được công chứng tại Phòng Công chứng/Văn phòng công chứng để tăng độ bảo đảm về mặt pháp lý cho giao dịch.
VI. Lưu ý về danh mục thuốc khi mở nhà thuốc tây
Hãy thận trọng với các nguồn thuốc bạn nhập về nếu nó không có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là bạn nên kiểm tra các giấy tờ cẩn thận xem thuốc có rõ nguồn gốc không? Có thuộc danh mục các thuốc không được phép lưu hành hay không?
Đừng để lợi ích nhỏ làm “mờ mắt” mà bán những nguồn thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc. Vừa làm giảm uy tín của nhà thuốc, vừa có nguy cơ chịu những rủi ro pháp lý như phạt vi phạm hành chính hay nặng hơn là bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: 7 lưu ý khi xin cấp giấy phép kinh doanh nhà thuốc / Phòng cháy chữa cháy cho nhà thuốc và những điều cần lưu ý