Chia sẻ
07-luu-y-ve-giay-chung-nhan-vsattp

Bạn đang quan tâm những điều cần biết về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), bạn lo lắng những vấn đề pháp lý khi xin Giấy chứng nhận VSATTP. Hãy cùng NTV tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) qua bài viết dưới đây.

1. Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận VSATTP là loại giấy tờ được cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ về thực phẩm, thể hiện cơ quan chức năng đã có kiểm duyệt về chất lượng cơ sở sản xuất cũng như sản phẩm, chứng minh sản phẩm đã đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận VSATTP .

Pháp luật hiện nay quy định cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

07-luu-y-ve-giay-chung-nhan-vsattp

3. Điều kiện làm Giấy chứng nhận VSATTP

Khi kinh doanh thực phẩm cơ sở/doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện bao gồm:

  • Đã thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể và có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong giấy phép kinh doanh;
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ thực phẩm;
  • Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, con người theo quy định khi kinh doanh thực phẩm

4. Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận VSATTP ở đâu?

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà cơ sở/doanh nghiệp đăng ký mà địa điểm nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể khác nhau như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương 

5. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận VSATTP là cơ quan nào?

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương 

07-luu-y-ve-giay-chung-nhan-vsattp

6. Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSATTP ?

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm. Sau thời hạn này nếu cơ sở/doanh nghiệp muốn thực hiện gia hạn phải tiến hành trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP của NTV

Phí dịch vụ: 8.300.000đ (chưa gồm VAT)

Thời gian: từ 15 đến 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

NTV sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan trước và sau khi xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Soạn, nộp và giao kết quả về tận nơi;
  • Hỗ trợ giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý, thuế kế toán trong suốt quá trình hoạt động.

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm: Các trường hợp không phải xin giấy chứng nhận ATTP? / Hướng dẫn xin giấy phép VSATTP cho nhà hàng, quán ăn 2022 

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886