Thành viên góp vốn công ty được pháp luật quy định như thế nào? Đây là vấn đề rất nhiều khách hàng khi thành lập doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa hiểu đúng và đủ. Bài viết dưới đây, Luật NTV sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những quy định về các thành viên góp vốn của công ty.
Nội dung chính
1. Quy định chung về thành viên góp vốn công ty
Thành viên công ty là người góp vốn vào công ty. Có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với công ty. Khi góp vốn vào công ty, công ty có quyền sở hữu đối với tài sản (vốn góp), còn thành viên công ty có quyền sở hữu đối với công ty.
Tư cách thành viên công ty được hình thành bằng các con đường: Thông qua việc góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thừa kế, tặng cho… Thành viên công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty.
2. Quyền của thành viên góp vốn
Quyền của thành viên công ty được quy định bao gồm:
- Quyền sở hữu đối với công ty phụ thuộc vào mức độ góp vốn;
- Quyền được chia lợi nhuận. Việc chia lợi nhuận phải tuân theo pháp luật và điều lệ công ty;
- Quyền được chia giá trị tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.
- Tham gia quản lý công ty thông qua các hoạt động: sự họp, hội thảo, kiến nghị và biểu quyết các vấn đề kinh doanh của công ty trừ thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép sổ đăng ký thành viên, sổ theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty.
- Khiếu nại hoặc khởi kiện giám đốc hoặc tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật.
- Quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, tặng cho hoặc để lại thừa kế phần vốn góp.
- Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
3. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Luật doanh nghiệp quy định về nghĩa vụ của từng loại hình công ty:
- Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết;
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tùy thuộc loại thành viên công ty mà trách nhiệm này là vô hạn hay hữu hạn;
- Chỉ được rút vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty;
- Tuân thủ điều lệ công ty;
- Chấp hành quyết định của công ty;
- Chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi tổn hại đến lợi ích của công ty.
Xem thêm: 09 điều doanh nghiệp phải làm ngay sau khi thành lập
4. Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn
Mất tư cách thành viên công ty là một hành vi pháp lý chấm dứt sự tồn tại của một cá nhân hay tổ chức trong công ty. Kể từ thời điểm chấm dứt tư cách thành viên công ty. Thì thành viên công ty không được tham gia vào tổ chức quản lý công ty.
Chấm dứt tư cách thành viên công ty trong các trường hợp sau:
- Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của mình trong công ty.
- Thành viên công ty chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho người khác.
- Thành viên chết hoặc bị Toà án tuyên bố là mất tích.
- Thành viên tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác hoặc dùng tài sản là vốn góp để trả nợ cho người khác.
- Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Ngoài các trường hợp trên, thực tế cho thấy việc mất tư cách thành viên công ty có thể được quy định bởi các điều kiện trong Điều lệ công ty như khai trừ thành viên, thu hồi tư cách thành viên khi thành viên vi phạm pháp luật hoặc hành động trái với Điều lệ công ty làm phương hại đến lợi ích của công ty và các thành viên khác.